Hiện nay, hầu hết các nhà phố đều có mặt tiền. Với lợi thế đó, các chủ nhà có thể tận dụng để phục vụ mục đích kinh doanh, buôn bán. Nhu cầu này giúp hình thành nên mô hình nhà phố kết hợp kinh doanh được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Vậy nhà phố kết hợp kinh doanh là gì? Khi xây nhà dạng này cần những lưu ý gì để đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả kinh doanh cao?
Cùng Trung Nguyên tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nhà phố kết hợp kinh doanh là gì?
Nhà phố kết hợp kinh doanh có thể gọi ngắn gọn là nhà phố kinh doanh hay nhà phố thương mại. Đây là loại hình kiến trúc phổ biến tại các khu đô thị hay những vùng dân cư đông đúc.
Với mô hình xây dựng này, gia chủ vừa có thể sử dụng không gian để ở, vừa tận dụng được mặt bằng để kinh doanh. So với việc tách biệt không gian sống và thuê một mặt bằng khác để kinh doanh thì loại hình kiến trúc này sẽ giúp chủ nhà tiết kiệm chi phí đáng kể.
2. Các yếu tố cần lưu ý khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh
Tính an ninh
Vì mục đích kinh doanh, nhà phố thương mại thường xuyên phải mở cửa. Điều này sẽ vô tình thu hút sự chú ý của kẻ gian, dẫn đến tình trạng trộm cắp. Do đó, khi xây nhà phố kết hợp kinh doanh, bạn cần chú ý đến sự an toàn, đặc biệt là cửa chính. Tốt nhất, bạn nên làm 2 lớp, bao gồm cửa sắt và cửa kính.
Ngoài ra, bạn có thể lắp đặt thêm hệ thống camera giám sát để tăng cường sự an toàn. Những nhà phố thương mại sử dụng mặt bằng để buôn bán các loại hàng hóa có giá trị cao như: vàng bạc, đá quý, đồ công nghệ thì càng cần phải thận trọng. Không chỉ ở nơi ra vào khu vực buôn bán mà cả trong không gian sinh hoạt của gia đình. Nếu là nhà hàng, quán ăn hay kinh doanh chất dễ gây cháy nổ thì cần trang bị các dụng cụ phòng cháy, chữa cháy phù hợp.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Tính phù hợp
Để thiết kế được giải pháp bố trí mặt bằng phù hợp, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định loại hình và mặt hàng kinh doanh. Từ nhu cầu thực tế của bạn, kiến trúc sư sẽ tư vấn cách bố trí không gian phù hợp. Thiết kế cần đảm bảo có lối đi rộng rãi, không gian thuận tiện để khách hàng tiếp cận,…
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Ví dụ, với nhà phố kết hợp kinh doanh quần áo, không gian phải tạo được cảm giác sang trọng, làm nổi bật sản phẩm chưng bày. Với nhà hàng, quán cà phê, mặt tiền nên có view đẹp, thoáng, kiến trúc mới lạ.
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những yêu cầu riêng về mặt bằng. Bạn nên tham khảo ý kiến từ những kiến trúc sư, đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để có được thiết kế mặt bằng thẩm mỹ và tối ưu hiệu quả kinh doanh.
Tính riêng tư
Chắc chắn không ai muốn hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của gia đình mình. Bởi thế, sự riêng tư là một trong những yếu tố cần được cân nhắc kỹ lưỡng khi thiết kế nhà phố thương mại.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Ngoài không gian kinh doanh chính, bạn cũng cần thiết kế các công trình phụ như nhà vệ sinh dành cho khách. Đặc biệt, với nhà hàng, quán nước, điều này càng cần lưu ý hơn. Bên cạnh đó, các vật che chắn như tường bao, cửa kính, hệ lam, cây xanh cũng là các yếu tố có thể đảm bảo sự riêng tư cho không gian sinh hoạt của gia đình.
Tính thẩm mỹ
Phong cách thiết kế của nhà phố thương mại sẽ phụ thuộc nhiều vào tính chất và lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên, dù là là phong cách nào đi nữa, ngôi nhà cũng cần đáp ứng đủ về diện tích sử dụng, công năng, sự sạch sẽ, tươm tất, mang lại thiện cảm cho khách hàng.
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Hi vọng, với những chia sẻ trên từ Trung Nguyên, bạn đọc sẽ hiểu hơn về mô hình nhà phố kết hợp kinh doanh. Để sở hữu một ngôi nhà thương mại hợp thẩm mỹ, đem đến hiệu quả kinh doanh cao, hãy liên hệ ngay với Trung Nguyên nhé!