Lưu ý không thể bỏ qua khi thiết kế nhà ống

Tại Việt Nam, nhà ống là một trong những mô hình nhà ở phổ biến, được nhiều gia đình lựa chọn nhất. Vậy khi thiết kế nhà ống cần lưu ý những gì, hãy cùng Trung Nguyên khám phá ngay tại bài viết dưới đây.

Nhà ống là gì?

Nhà ống (được biết đến với tên gọi khác là nhà phố) là mẫu nhà được thiết kế và xây dựng trên khoảng đất có chiều ngang (mặt tiền) nhỏ hẹp hơn chiều dài (chiều sâu) của ngôi nhà. Hay nói cách khác nhà ống chính là mẫu nhà hình chữ nhật và diện tích lô đất thích hợp để xây nhà ống là hình chữ nhật.

Tại đô thị, nơi có mật độ dân cư đông đúc, diện tích đất xây dựng bị hạn chế, mẫu nhà ống ngày càng trở nên phổ biến. Còn ở nông thôn, nhất là những thị trấn hay những vùng quê có kinh tế phát triển, có khá nhiều gia đình, nhất là các cặp vợ chồng trẻ, thay vì xây dựng những mẫu nhà tầng rộng lớn, hoành tráng, thì họ lại khiêm tốn lựa chọn những mẫu nhà ống đơn giản với thiết kế mái bằng hay mái thái để làm tổ ấm cho gia đình.

thiết kế nhà ống

Nhà ống là mô hình nhà ở phố biến tại Việt Nam (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Phân loại các mẫu nhà ống phổ biến

Tiêu chí để phân loại nhà ống khá đa dạng và nhiều hơn những mẫu thiết kế nhà khác. Cụ thể:

Phân loại nhà ống theo phong cách thiết kế

  • Nhà ống phong cách cổ điển
  • Nhà ống phong cách tân cổ điển
  • Nhà ống phong cách hiện đại
  • Nhà ống kiểu Pháp
  • Nhà ống phong cách Châu Âu
Tham khảo mẫu nhà ống theo phong cách hiện đại
Mẫu nhà ống theo phong cách hiện đại (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Phân loại theo số lượng mặt tiền

  • Nhà ống 1 mặt tiền
  • Nhà ống 2 mặt tiền
  • Nhà ống 3 mặt tiền

thiết kế nhà ống

Mẫu nhà ống 1 mặt tiền (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Phân loại theo diện tích mặt tiền và diện tích lô đất

  • Nhà ống mặt tiền 4m
  • Nhà ống 5m
  • Nhà ống 6m
  • Nhà ống 7m
  • Nhà ống diện tích 4x14m
  • Nhà ống diện tích 4x16m
  • Nhà ống diện tích 4x18m
  • Nhà ống diện tích 4x20m

Phân loại theo phong cách thiết kế mái

  • Nhà ống mái bằng
  • Nhà ống mái tôn
  • Nhà ống mái thái
  • Nhà ống mái lệch

Phân loại theo số tầng của nhà ống

  • Nhà ống 1 tầng
  • Nhà ống 2 tầng
  • Nhà ống 3 tầng
  • Nhà ống 4 tầng
  • Nhà ống 5 tầng
  • Nhà ống 6 tầng
  • Nhà ống có gác lửng

thiết kế nhà ốngMẫu nhà ống ba tầng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Ưu điểm của thiết kế nhà ống

  • Thứ nhất, nhà ống có thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ và phức tạp, phù hợp với nhiều diện tích mặt tiền, cả những mặt tiền nhỏ hẹp,với nhiều phong cách.
  • Thứ hai, thời gian thiết kế và thi công nhanh, tiết kiệm thời gian xây dựng cho những mẫu nhà ống đẹp có diện tích lớn.
  • Thứ ba, kinh phí đầu tư thấp hơn so với những mẫu nhà 2,3 tầng hay nhà biệt thự. Chỉ cần có trong tay từ 400 triệu cho đến 1 tỷ đồng, bạn đã có thể sở hữu một căn nhà ống hiện đại với công năng khoa học.
Nhà ống có thiết kế đơn giản, phù hợp với nhiều diện tích mặt tiền
Nhà ống có thiết kế đơn giản, phù hợp với nhiều diện tích mặt tiền (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Nhược điểm của thiết kế nhà ống

  • Thứ nhất, do diện tích xây dựng mặt tiền nhỏ và dài nên nhà ống thường không được thoáng mát và rộng rãi như những mẫu nhà tầng khác.
  • Thứ hai, với những ngôi nhà đô thị, các lô đất sát nhau nên việc mở cửa sổ đón gió gặp nhiều khó khăn. Đa số những mẫu nhà ống thường thiết kế hệ thống cửa sổ mở trượt.
  • Thứ ba, không gian bố trí đồ đạc và sắp xếp lối đi chật hẹp, bất tiện hơn những mẫu nhà khác.
  • Thứ tư, để đảm bảo đủ không gian sử dụng cho những gia đình có nhiều thành viên, nhiều thế hệ sinh sống thì nhà ống phải được thiết kế nhiều tầng. Điều này bất tiện cho việc đi lại cũng như dọn dẹp vệ sinh và phơi giặt quần áo, nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Do diện tích xây dựng mặt tiền nhỏ và dài nên nhà ống thường không được thoáng mát và rộng rãi như những mẫu nhà tầng khác
Do diện tích xây dựng mặt tiền nhỏ và dài nên nhà ống thường không được thoáng mát và rộng rãi như những mẫu nhà tầng khác (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Không thể phủ định những nhược điểm của nhà ống, tuy nhiên với những ưu điểm lớn, chỉ cần biết thiết kế hợp lý, bạn hoàn toàn có thể sở hữu được một mẫu nhà hiện đại, khoa học, tiện nghi và thoải mái cho cuộc sống với chi phí xây dựng tiết kiệm nhất có thể.

Những lưu ý khi thiết kế nhà ống

Xác định nhu cầu sử dụng

Trước hết, bạn cần xác định rõ nhu cầu sử dụng, định hình các khu vực chức năng trong nhà (phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, bố trí nội thất…) để kiến trúc sư có thể tư vấn, thiết kế tối ưu với diện tích đất. Vì nhà ống có chiều ngang hẹp, thường dưới 5m nên việc phân chia các phòng chức năng cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Từ đó sẽ có thể lên phương án thiết kế để đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng, cũng như cân bằng các yếu tố thông gió, đón sáng, phong thủy, khả năng tài chính của gia đình…

Vì nhà ống có chiều ngang hẹp, thường dưới 5m nên việc phân chia các phòng chức năng cần có sự tính toán kỹ lưỡng (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Yếu tố phong thủy

Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng nhà ở. Phong thủy nhà ở là các vấn đề liên quan tới hướng nhà, vị trí cửa, phòng, bếp ăn, màu sơn… phù hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Theo quan niệm, nhà hợp phong thủy sẽ mang tới may mắn, tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình.

Do nhà ống thường chỉ có một mặt thoáng nên để bố trí cân bằng công năng sinh hoạt và yếu tố phong thủy là điều cần đặc biệt lưu tâm

(Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hòa hợp với cảnh quan

Không chỉ là một ngôi nhà đẹp riêng lẻ mà thiết kế nhà ống còn cần hợp với cảnh quan chung. Nhà ống thường san sát nhau, nhiều khi nhà này chung tường với nhà kia nên khi thiết kế cần tránh làm ảnh hưởng đến những căn nhà xung quanh, hạn chế những ảnh hưởng như nứt tường, thấm nước.

Khi thiết kế nhà ống cần lưu ý đến yếu tố cảnh quan xung quanh
Khi thiết kế nhà ống cần lưu ý đến yếu tố cảnh quan xung quanh (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Thiết kế giếng trời cho nhà ống

Giếng trời thường được áp dụng trong thiết kế nhà phố hiện đại. Do nhà ống thường có mặt tiền nhỏ hẹp, chiều sâu lớn nên giếng trời là giải pháp lý tưởng. Giếng trời giúp cung cấp ánh sáng, không khí tự nhiên bằng quá trình chiếu sáng, thông gió từ phần mái giếng trời xuống bên dưới. Theo quan niệm phong thủy, ngôi nhà có ánh sáng, gió lưu thông tự nhiên là ngôi nhà có nguồn năng lượng tốt và vượng khí. Thiết kế giếng trời sẽ giảm thiểu sự bí bách, oi nóng ngày hè, giúp tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Giếng trời thường được áp dụng trong thiết kế nhà phố hiện đại (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hạn chế thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế

Khi chuẩn bị thiết kế xây nhà ống, bạn nên tìm hiểu kỹ và trao đổi với các thành viên trong gia đình để thống nhất trước khi làm việc với kiến trúc sư. Bạn nên hiểu rằng không phải bất cứ thiết kế đẹp nào cũng có thể áp dụng vào khu đất của mình. Thiết kế nhà cần đảm bảo hợp lý, sự an toàn và độ bền vững.

Hạn chế thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế (Nguồn ảnh: Sưu tầm)

Hy vọng, thông qua bài viết trên, bạn sẽ có thêm những kiến thức về nhà ống cũng như những lưu ý không thể bỏ qua khi xây dựng mô hình nhà ở này. Nếu bạn đang quan tâm đến các mẫu thiết kế nhà ống, liên hệ với Trung Nguyên ngay để được tư vấn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0823.306.222
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon