Công trình phụ là gì? Lưu ý khi mua sắm thiết bị công trình phụ

Khi xây dựng nhà ở, nâng cấp hoặc tu sửa nhà, ta thường nghe đến “công trình phụ”. Đây là phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Vậy công trình phụ là gì? Cần lưu ý gì khi xây dựng và lựa chọn thiết bị công trình phụ? Hãy cùng Trung Nguyên tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Các điểm chính trong bài viết này:

  • Hiểu rõ công trình phụ là gì: Bạn sẽ biết công trình phụ là gì và tầm quan trọng của nó trong việc đảm bảo cuộc sống thoải mái cho gia đình.
  • Phân biệt hai loại hình công trình phụ: Bài viết giúp bạn phân biệt công trình phụ khép kín và không khép kín, từ đó lựa chọn loại hình phù hợp với nhu cầu và điều kiện của gia đình.
  • Nắm được các lưu ý khi xây dựng và lựa chọn thiết bị: Bạn sẽ biết cách lựa chọn vật liệu, thiết bị và đơn vị thi công uy tín, đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí.

Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí về thiết kế và xây dựng công trình phụ!

Công trình phụ là gì?

Công trình phụ là những không gian hoặc phần của một ngôi nhà phục vụ cho các hoạt động cơ bản, thiết yếu hàng ngày của con người. Công trình phụ bao gồm phòng bếp, phòng tắm, nhà vệ sinh,… Dù không phải là phần trung tâm của ngôi nhà, nhưng công trình phụ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày diễn ra thuận lợi và thoải mái.

Phòng bếp được xem là công trình phụ của ngôi nhà
Phòng bếp được xem là công trình phụ của ngôi nhà

Các xu hướng xây dựng công trình phụ hiện nay

Hiện nay có 2 dạng công trình phụ. Đó là công trình phụ khép kín và công trình phụ không khép kín. Việc lựa chọn tùy thuộc vào một số yếu tố như diện tích đất, vị trí của ngôi nhà, nhu cầu sử dụng và phong cách sinh hoạt của gia đình, đảm bảo sự thuận tiện và thoải mái.

Công trình phụ khép kín

Đây là dạng công trình phụ phổ biến trong nhà ở hiện nay. Các không gian sinh hoạt chính như phòng bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh được bố trí gần nhau và liền mạch với nhà chính, tạo sự thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Việc xây dựng công trình phụ khép kín thường tiết kiệm chi phí hơn so với việc xây dựng chúng rời rạc bởi giảm thiểu được diện tích xây dựng và vật liệu.

Ở những khu vực có diện tích đất hạn chế như thành phố, việc xây công trình phụ khép kín giúp tối ưu hóa không gian sử dụng. Tuy nhiên loại hình này thường hạn chế về không gian riêng tư. Các khu vực chức năng gần nhau có thể gây ra một số bất tiện về mùi và tiếng ồn.

Công trình phụ khép kín được bố trí liền mạch với nhà chính
Công trình phụ khép kín được bố trí liền mạch với nhà chính

Công trình phụ không khép kín

Đây là dạng công trình phụ được xây dựng riêng biệt, tách rời với tổng thể căn nhà. Các không gian sinh hoạt được phân tách rõ ràng, mang lại sự riêng tư và thoáng đãng hơn cho từng hoạt động.

Ở những khu vực có diện tích đất rộng như ở nông thôn, việc xây dựng công trình phụ rời rạc không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tận dụng được không gian xung quanh. Tuy nhiên, khoảng cách giữa các khu chức năng có thể gây bất tiện trong việc di chuyển, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu. Đồng thời chi phí xây dựng cao hơn do cần xây dựng rời rạc và cần nhiều diện tích đất hơn.

Công trình phụ không khép kín được xây dựng riêng biệt
Công trình phụ không khép kín được xây dựng riêng biệt

Lưu ý khi tiến hành xây công trình phụ

Khi tiến hành xây dựng công trình phụ, cần lưu ý cân nhắc các vấn đề sau:

  • Nhu cầu sử dụng: Xác định nhu cầu sử dụng và số lượng thành viên trong gia đình. Điều này giúp quyết định quy mô và chức năng của công trình phụ.
  • Diện tích đất: Xác định rõ diện tích dành cho công trình phụ. Từ đó lên kế hoạch thiết kế phù hợp, tận dụng tối đa không gian mà không làm ảnh hưởng đến các khu vực khác.
  • Ngân sách: Dự trù chi tiết về ngân sách giúp kiểm soát chi phí từ đầu. Đồng thời đảm bảo công trình hoàn thành mà không vượt quá khả năng tài chính.
  • Kiểu xây dựng: Công trình xây mới hay tu bổ, nâng cấp. Quyết định này phụ thuộc vào tình trạng hiện tại của đất và nền móng cũ, cũng như mục tiêu và ngân sách.
  • Lựa chọn vật liệu và thiết bị: Việc lựa chọn vật liệu và thiết bị phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng. Đồng thời đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Mua thiết bị từ cơ sở uy tín: Chọn mua thiết bị vệ sinh chính hãng từ các cơ sở uy tín và có bảo hành.
  • Chọn đơn vị xây dựng uy tín: Đội ngũ xây dựng có kinh nghiệm và uy tín sẽ quyết định đến chất lượng và tiến độ công trình.
  • Giám sát chặt chẽ: Đảm bảo công trình phụ hoàn thành theo đúng kế hoạch, đúng yêu cầu.
Lưu ý khi tiến hành xây công trình phụ
Lưu ý khi tiến hành xây công trình phụ

Xây công trình phụ hết bao nhiêu tiền?

Như đã chia sẻ ở trên, hiện nay có 2 dạng là công trình phụ khép kín và công trình phụ không khép kín. Trong đó, công trình phụ khép kín thường có chi phí xây dựng thấp hơn do giảm thiểu được diện tích xây dựng và vật liệu. Tuy nhiên, để hoàn thiện công trình phụ thì yếu tố thiết bị là quan trọng. Do đó, có thể chia theo chi phí xây công trình phụ ở khu vực thành phố và nông thôn.

Chi phí xây công trình phụ ở thành phố

Diện tích đất ở thành phố thường hạn chế. Do đó các công trình phụ thường được thiết kế gọn gàng, tận dụng không gian hiệu quả như phòng bếp ở tầng trệt và nhà vệ sinh dưới chân cầu thang hoặc giữa hai phòng ngủ.

Phần lớn chi phí đầu tư vào công trình phụ ở thành phố là cho việc sắm sửa nội thất và thiết bị, bao gồm bình nóng lạnh, vòi hoa sen, lavabo, bếp gas, lò vi sóng, tủ lạnh cùng các trang thiết bị cần thiết cho công trình phụ. Tùy vào nhu cầu và chất lượng công trình, chi phí xây dựng có thể dao động từ 20 – 50 triệu đồng.

Chi phí xây công trình phụ ở nông thôn

Ở nông thôn, các công trình phụ thường không đòi hỏi cao về nội thất và thiết kế. Phần lớn chỉ tập trung chủ yếu vào chức năng sử dụng. Do đó chi phí chủ yếu phát sinh từ tiền thuê nhân công, chi phí đào móng và vật liệu xây dựng.

Đối với việc xây dựng công trình phụ ở nông thôn, chi phí có thể rơi vào khoảng 15 – 22 triệu đồng tùy vào kiểu công trình, diện tích và các thiết bị.

Chi phí công trình phụ tùy thuộc vào loại công trình, diện tích, trang thiết bị,...
Chi phí công trình phụ tùy thuộc vào loại công trình, diện tích, trang thiết bị,…

Lưu ý khi lựa chọn thiết bị công trình phụ

Khi lựa chọn sản phẩm cho công trình phụ, việc cân nhắc kỹ lưỡng các tiêu chí như chất lượng, giá cả, thiết kế, kích thước, hình khối và màu sắc là rất quan trọng. Cụ thể, cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Kích thước sản phẩm: Lựa chọn sản phẩm phù hợp với diện tích và cấu trúc của phòng. Đặc biệt là những không gian nhỏ. Tận dụng tối đa không gian mà không gây cảm giác chật chội.
  • Chất lượng sản phẩm: Chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, đảm bảo độ bền cao, tiết kiệm điện nước và dễ dàng trong việc vệ sinh. Đó là yếu tố then chốt cho trải nghiệm sử dụng lâu dài.
  • Hình khối sản phẩm: Lựa chọn hình khối và thiết kế của sản phẩm sao cho phù hợp với tổng thể thiết kế của công trình.
  • Màu sắc sản phẩm: Màu sắc sản phẩm cần được chọn lựa sao cho hài hòa với màu sắc tổng thể của không gian, tạo nên một tổng thể thống nhất và thu hút.
  • Giá thành sản phẩm: Xác định rõ ngân sách dành cho công trình phụ để chọn lựa sản phẩm phù hợp. Trước khi quyết định mua, hãy tham khảo giá cả và chất lượng sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau.
Lưu ý khi lựa chọn thiết bị công trình phụ
Lưu ý khi lựa chọn thiết bị công trình phụ

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Nhà vệ sinh cần những sản phẩm, thiết bị vệ sinh nào?

Việc lựa chọn và trang bị đầy đủ các sản phẩm thiết bị vệ sinh là vô cùng quan trọng. Điều này giúp tạo nên một không gian tiện nghi và đảm bảo chất lượng sử dụng. Một số thiết bị và phụ kiện không thể thiếu trong nhà tắm, WC là:

  • Bồn cầu: Là thiết bị quan trọng nhất, đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản và thường xuyên. Nên chọn bồn cầu có chất lượng tốt để hạn chế rủi ro như tắc nghẽn, rò rỉ nước và hỏng hóc.
  • Vòi sen tắm: Mang lại trải nghiệm tắm thư giãn và thoải mái. Sự tiện lợi và hiện đại của vòi sen là không thể thay thế. Có nhiều loại vòi sen với các chức năng và kiểu dáng khác nhau, phù hợp với mọi nhu cầu và phong cách thiết kế.
  • Lavabo (chậu rửa mặt): Đáp ứng nhu cầu rửa mặt, rửa tay hàng ngày. Nên lựa chọn kích thước và kiểu dáng phù hợp với không gian và phong cách của phòng tắm.
  • Đèn phòng tắm: Đèn cung cấp ánh sáng cần thiết cho không gian. Đặc biệt quan trọng trong những phòng tắm thiếu ánh sáng tự nhiên. Đèn LED tiết kiệm điện và có tuổi thọ cao là lựa chọn tốt nhất cho phòng tắm.
  • Phụ kiện khác: Để tăng tiện nghi, có thể bố trí thêm gương, kệ để đồ, giá treo khăn, giá để giấy vệ sinh,… Nếu có nhu cầu và điều kiện tài chính, có thể sắm thêm bồn tắm, bình nóng lạnh, đèn sưởi,…
Lựa chọn và trang bị đầy đủ các sản phẩm thiết bị vệ sinh
Lựa chọn và trang bị đầy đủ các sản phẩm thiết bị vệ sinh

Nên mua thiết bị vệ sinh của thương hiệu nào cho công trình phụ?

Bên cạnh các yếu tố công năng, thẩm mỹ, tính tiện nghi,… thì thương hiệu sản phẩm cũng là yếu tố cần quan tâm.

Chọn mua thiết bị vệ sinh từ các thương hiệu uy tín giúp đảm bảo chất lượng sử dụng lâu dài và thẩm mỹ cho nhà công trình phụ của bạn. Các thương hiệu lớn thường có uy tín được khẳng định qua nhiều năm, với sản phẩm chất lượng cao, đáng tin cậy và được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao.

Một số thương hiệu cung cấp thiết bị vệ sinh, phòng tắm nổi tiếng, được nhiều người lựa chọn là TOTO, INAX (Nhật Bản), American Standard (Mỹ), Daelim (Hàn Quốc), Cotto (Thái Lan),…

Công trình phụ trợ trong xây dựng là gì? Có phải công trình phụ?

Khác với công trình phụ của nhà ở, công trình phụ trợ trong xây dựng là tên gọi chung chỉ các cấu kiện hoặc vật kiến ​​trúc được lắp dựng trong quá trình xây dựng. Các phần này sẽ được tháo dỡ sau khi công trình hoàn thành.

Công trình phụ trợ có thể kể đến như các công trình phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đê (bao gồm công trình tràn, cọc tiêu, hộ đê, cột điện, trạm, thiết bị quan trắc thông số kỹ thuật phục vụ quản lý đê điều); công trường xây dựng; kho chứa vật tư phòng, chống lụt, bão, công trình phân lũ, chậm lũ; đê chắn sóng bảo vệ đê,…

Công trình phụ trợ trong xây dựng khác hoàn toàn công trình phụ nhà ở
Công trình phụ trợ trong xây dựng khác hoàn toàn công trình phụ nhà ở

Xem thêm:

Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến công trình phụ của nhà ở. Hy vọng với những thông tin này, bạn đã hiểu công trình phụ là gì cũng như các lưu ý khi tiến hành xây dựng và chọn thiết bị cho công trình phụ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua website trungnguyendesign.vn hoặc hotline 0823.306.222 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0823.306.222
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon