Giác móng là gì? Kỹ thuật giác móng nhà chi tiết, chuẩn xác nhất

Giác móng nhà là kỹ thuật rất quan trọng trong quá trình thi công nhà ở. Quy trình này quyết định trực tiếp đến cấu trúc của ngôi nhà, do đó yêu cầu kỹ thuật chuẩn xác tuyệt đối. Vậy giác móng là gì? Hãy cùng Trung Nguyên tìm hiểu về kỹ thuật giác móng nhà chuẩn xác nhất qua bài viết này nhé!

Giác móng nhà là gì?

Giác móng nhà là quá trình kỹ thuật nhằm xác định chính xác các góc vuông của ngôi nhà trong giai đoạn chuẩn bị móng, bảo đảm rằng móng nhà được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể. Mục tiêu của việc giác móng nhà là để đảm bảo tính chính xác và độ vuông vắn của móng nhà. Từ đó nâng cao chất lượng và độ bền vững của công trình xây dựng.

Quá trình này bao gồm việc sử dụng các công cụ như thước, dây căng, máy đo góc,… để kiểm tra và điều chỉnh cho đến khi đạt được độ chính xác cần thiết.

Vai trò của việc giác móng

Giác móng nhà đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nền móng vững chắc cho ngôi nhà. Công đoạn này cũng góp phần vào sự an toàn, ổn định và tuổi thọ lâu dài của công trình.

Thực hiện giác móng chính xác giúp phát hiện và giảm thiểu rủi ro từ những vấn đề về địa chất như nền đất yếu, nước ngầm hoặc các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến móng công trình. Giác móng giúp tính toán chính xác lượng vật liệu cần thiết cho việc xây dựng móng, giảm thiểu lãng phí vật liệu và công sức. Từ đó tối ưu hóa chi phí xây dựng.

Đồng thời, việc giác móng chính xác tạo điều kiện thuận lợi cho các bước xây dựng tiếp theo, giúp quá trình thi công diễn ra một cách suôn sẻ, nhanh chóng và đúng tiến độ.

Giác móng nhà là quá trình xác định chính xác các góc vuông của ngôi nhà
Giác móng nhà là quá trình xác định chính xác các góc vuông của ngôi nhà

Kỹ thuật giác móng nhà chuẩn xác

Thực hiện thủ công

Ưu điểm

Kỹ thuật giác móng nhà bằng phương pháp thủ công phù hợp với các công trình nhỏ hoặc khi điều kiện không cho phép sử dụng máy móc. Một số lợi ích chính của phương pháp này là:

  • Linh hoạt: Thích ứng với mọi điều kiện địa hình. Các công trình ở vùng núi hoặc những khu vực khó tiếp cận có thể không phù hợp cho việc sử dụng máy móc.
  • Tiết kiệm chi phí: Đối với những công trình nhỏ, việc sử dụng máy móc có thể không tối ưu về mặt chi phí do giá thuê hoặc mua sắm ban đầu cao. Kỹ thuật thủ công giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
  • Độ chính xác cao trong nhiều trường hợp: Kỹ năng và kinh nghiệm của những người thợ làm việc thủ công có thể đạt được độ chính xác cao, đặc biệt khi làm việc với các chi tiết phức tạp hoặc yêu cầu độ chính xác cao.
  • Dễ dàng kiểm soát và điều chỉnh: Việc thực hiện thủ công cho phép người thợ có khả năng kiểm soát trực tiếp và điều chỉnh ngay lập tức khi phát hiện ra sai sót, giúp đảm bảo chất lượng công trình.
Thực hiện giác móng thủ công giúp tiết kiệm chi phí
Thực hiện giác móng thủ công giúp tiết kiệm chi phí

Chuẩn bị trước khi giác móng

Trước khi thực hiện giác móng nhà, cần chuẩn bị:

  • Lập hồ sơ giác móng: Bao gồm các kích thước cần thiết của móng nhà như trục ngang, trục dọc, góc hướng, khoảng cách từ cọc mốc đến nhà, và cao độ mốc chuẩn.
  • Chuẩn bị dụng cụ: Thước thép, thước gấp (bằng gỗ hoặc nhôm), thước đo góc, địa bàn (la bàn), quả dọi, nivô (hoặc ống nước bằng nhựa), biển ngắm, dây thép buộc (đường kính 1mm), sơn, vôi bột,… Có thể có các dụng cụ khác tùy theo yêu cầu cụ thể của công trình.
  • Xác định sơ bộ vị trí nhà: Đánh dấu cọc mốc xung quanh khu đất dự kiến xây dựng.

Quy trình giác móng nhà thủ công

Bước 1: Xác định trục của ngôi nhà

Đầu tiên, cần chọn điểm A là góc của ô đất sẽ xây dựng. Góc này phải là góc vuông. Điểm A này sẽ xác định vị trí góc nhà theo hai phương x và y. Giả sử như hình minh họa bên dưới, khách hàng muốn góc nhà cách góc ô đất theo phương x là 925 mm, theo phương y là 665 mm. Ta có thể xác định được điểm A ứng với vị trí góc nhà.

Tiếp theo, tiến hành đóng cọc và dùng búa đóng cọc sắt sơn đỏ tại điểm A. Sau đó buộc dây vào đầu cọc và quay 2 cung tròn với bán kính lần lượt là 3m và 4m.

Từ cung tròn, xác định vị trí của các điểm B và C. Các điểm này sẽ tạo thành một tam giác vuông ABC theo định lý Pitago, với AC = 4m, AB = 3m và BC = 5m. Điểm C lúc này cũng sẽ cách mép tường rào là 665 mm.

Từ vị trí điểm A này, sẽ tiến hành đóng cọc và dùng búa đóng 1 cọc sắt sơn đỏ đã chuẩn bị xuống. Sau đó, sẽ lấy dây buộc vào đầu cọc và quay 2 cung tròn: Một cung có bán kính 4m và một cung bán kính là 3m.

Bước 2: Kiểm tra tổng thể

Sau khi xác định các trục, cần kiểm tra kỹ lưỡng các góc và kích thước tổng thể của công trình để đảm bảo độ chính xác.

Bước 3: Xác định vị trí tim cọc và tim móng

Sau khi xác định chính xác các trục của ngôi nhà, bạn tiến hành xác định tim cọc cùng tim móng một cách cẩn thận. Sử dụng vôi để đánh dấu và vẽ kích thước đào móng.

Sau khi đào móng, sử dụng dọi để kiểm tra và nghiệm thu chính xác. Đây cũng là bước để đảm bảo đã xác định chính xác vị trí tim cọc. Sau đó, tiến hành đổ bê tông lót. Tiếp đến là xác định vị trí tim cột thông qua tim móng. Ttiến hành đặt thép móng cùng thép cột vào đúng vị trí các tim đã đánh dấu. Sau đó thực hiện đổ bê tông và thi công các công đoạn tiếp theo.

Quy trình giác móng nhà thủ công
Quy trình giác móng nhà thủ công

Thực hiện bằng máy

Ưu điểm

Thực hiện giác móng nhà bằng máy là phương pháp ưu tiên cho các công trình lớn. Đặc biệt là khi đòi hỏi sự chính xác cao và tốc độ thi công nhanh chóng. Sự tiến bộ trong công nghệ máy móc và trang thiết bị trắc địa hiện đại giúp việc này trở nên khả thi và hiệu quả hơn. Một số ưu điểm của phương pháp này là:

  • Tăng cường độ chính xác: Sử dụng máy móc và trang thiết bị trắc địa hiện đại giúp tăng độ chính xác, giảm thiểu sai sót có thể xảy ra so với phương pháp thủ công.
  • Tiết kiệm thời gian: Việc sử dụng máy móc giúp rút ngắn đáng kể thời gian thi công. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các công trình có quy mô lớn.
  • An toàn và tiết kiệm lao động: Giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động thủ công, giảm rủi ro tai nạn lao động và tăng hiệu quả công việc.

Chuẩn bị trước khi giác móng nhà bằng máy

  • Tiếp nhận hồ sơ: Nhà thầu tiếp nhận hồ sơ thiết kế để hiểu rõ về công trình cũng như các yêu cầu kỹ thuật cụ thể.
  • Chuẩn bị trang thiết bị: Bao gồm máy chuyền, máy đo đạc điện tử (như máy toàn đạc điện tử), mốc chuyền và mốc thứ cấp, cùng với các phần mềm trắc địa chuyên dụng.

Quy trình giác móng nhà bằng máy

  • Thực hiện đo đạc: Đo đạc kích thước thông qua mốc chuyền và mốc thứ cấp. Các mốc này giúp xác định vị trí chính xác của trục công trình và điểm đặt móng. Sau đó sử dụng máy chuyền để định vị trục. Khoảng cách tối thiểu giữa các điểm với trục khoảng 5 – 10m để tránh ảnh hưởng đến quá trình đào đất hoặc tập kết vật liệu.
  • Đào đất: Thực hiện giác móng sơ bộ bằng vôi. Đây là bước sơ bộ trước khi tiến hành đào đất, giúp đánh dấu rõ ràng khu vực cần thi công. Sau đó tiến hành đào móng.
  • Định vị lại sau khi đổ bê tông: Sau khi hoàn thành việc đào móng và đổ bê tông lót, việc định vị lại các trục và điểm móng cần được thực hiện lại bằng máy để đảm bảo chính xác tối đa.
Giác móng nhà bằng máy móc hiện đại
Giác móng nhà bằng máy móc hiện đại

Lưu ý khi tiến hành giác móng nhà

Quy trình giác móng không chỉ đòi hỏi sự chính xác cao trong việc đo đạc mà còn phải kỹ lưỡng trong từng bước, đảm bảo mọi chi tiết của móng nhà được xác định một cách chính xác nhất.

Trong quá trình giác móng, cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Kiểm tra cẩn thận hồ sơ thiết kế, bản vẽ xây dựng để phát hiện và sửa chữa bất kỳ sai sót nào, vì có thể hồ sơ không phản ánh chính xác thực tế.
  • Đảm bảo đo đạc và xác định chính xác các kích thước và khoảng cách trên bề mặt nằm ngang. Việc đo lệch có thể dẫn đến sai số không mong muốn.
  • Cần đóng cọc mốc một cách chắc chắn. Đồng thời bảo vệ chúng khỏi những tác động bên ngoài có thể gây sai sót, xê dịch.
  • Trong trường hợp không thể vạch trực tiếp các đường thẳng trên mặt đất thì nên thay thế bằng việc căng dây.
  • Đối với việc vạch đường tròn hoặc cung tròn, sử dụng sợi dây hoặc một thanh gỗ mỏng kết hợp với hai chiếc đinh: một chiếc đinh cố định tại tâm đường tròn và chiếc kia buộc ở đầu dây kia, với khoảng cách giữa hai đinh bằng với bán kính của đường tròn cần vạch.
  • Để kiểm tra góc vuông, sử dụng ê-ke hoặc sợi dây với ba đoạn dài theo tỷ lệ Pytago: 1 đoạn dài tương ứng với cạnh huyền, 2 đoạn còn lại tương ứng với các cạnh góc vuông.
  • Trong việc kiểm tra hình vuông hoặc hình chữ nhật, cần đo và đảm bảo hai đường chéo bằng nhau.
  • Để xác định cao độ, thông thường người ta sẽ xác định một đường cao độ ngang.
Quy trình giác móng đòi hỏi sự kỹ lưỡng và độ chính xác cao
Quy trình giác móng đòi hỏi sự kỹ lưỡng và độ chính xác cao

Xem thêm:

Vừa rồi là những thông tin giải đáp giác móng là gì cũng như hướng dẫn cách giác móng nhà chuẩn xác, chi tiết. Hy vọng mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu có vấn đề liên quan nào hãy liên hệ với chúng tôi qua website trungnguyendesign.vn hoặc hotline 0823.306.222 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0823.306.222
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon