Kích thước phủ bì là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng, nội thất. Tuy nhiên, với những người không làm trong ngành, đây có thể là một khái niệm khá “xa lạ”. Đừng lo! Bài viết sau đây Trung Nguyên sẽ giải đáp cho bạn kích thước phủ bì là gì và cách tính kích thước phủ bì chuẩn nhất. Cùng theo dõi nhé!
Kích thước phủ bì là gì?
Phủ bì đơn giản là bao trọn toàn bộ một vật thể, bao gồm cả phần khung bao bên ngoài. Do vậy, kích thước phủ bì được tính từ mép ngoài cùng bên này đến mép ngoài cùng bên kia, bao gồm cả kích thước lọt sáng.
Một vài ứng dụng của kích thước phủ bì như: Trong kiến trúc, xây dựng, kích thước phủ bì thường được sử dụng cho các đồ nội thất, khung cửa, cầu thang, ban công,… Hay trong thiết kế căn hộ chung cư, chiều cao phủ bì của cửa căn hộ được tính từ mép trên của khung cửa đến mặt sàn và chiều rộng phủ bì là từ mép ngoài bên trái đến mép ngoài bên phải.
Ví dụ:
- Cửa sổ có kích thước phủ bì là 100cm x 120cm nghĩa là bao gồm cả khung cửa và kích thước lọt sáng của cửa sổ là 100cm x 120cm.
- Chiều cao phủ bì của cầu thang là 250cm nghĩa là tính từ mặt sàn đến mép trên cùng của cầu thang.
Kích thước phủ bì có ý nghĩa gì trong phong thủy?
Ngoài kích thước lọt sáng, kích thước phủ bì đóng vai trò quan trọng trong thiết kế, đặc biệt khi đo khung cửa sổ, cửa chính, kích thước nội thất. Kích thước phủ bì cũng được tính toán và đo lường theo số đo thuộc cung tốt để mang lại may mắn, tài vận.
Thước Lỗ Ban loại 42,9cm (dương trạch) thường được sử dụng để đo kích thước phủ bì. Thước này được chia thành 8 cung lớn, mỗi cung lớn dài 53,625mm và được chia tiếp thành 4 cung nhỏ, mỗi cung nhỏ dài 13,4mm.
Cách nhận biết thước Lỗ Ban 42,9cm:
- Thước có 8 cung lớn với tên lần lượt là Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Kiếp, Hại, Bản.
- Khi đo vật thể, thước nào có 8 cung lớn với tên như trên thì đó là thước Lỗ Ban 42,9cm.
Cách đo chiều dài phủ bì
2 bước đo chiều dài phủ bì đơn giản:
- Bước 1: Xác định phạm vi của vật thể cần đo chiều dài. Từ đó, xác định các mép ngoài cùng của vật thể.
- Bước 2: Xác định 2 mép: mép ngoài cùng và mép ngoài cùng đối diện (tính theo đường thẳng – chiều dài). Sau đó, đo khoảng cách giữa 2 mép đó.
Lưu ý: Chiều dài phủ bì bao gồm cả phần khung bao và kích thước lọt sáng. Ngoài ra, chiều rộng phủ bì cũng được xác định theo cách tương tự.
Cách tính kích thước phủ bì của một số loại cửa thông dụng
Đối với cửa nhôm
Chiều rộng phủ bì (Rpb):
- Cửa đi mở quay hệ 55: Rpb = Rtt + 132mm
- Cửa đi chia vách không tách khung: Rpb = Rtt + 132mm
- Cửa sổ mở quay: Rpb = Rtt + 100mm
- Chia vách không tách khung: Rpb = Rtt + 100mm
- Cửa đi trượt: Rpb = Rtt + 68mm
- Cửa sổ trượt:
- Ray bằng: Rpb = Rtt + 68mm
- Ray lệch: Rpb = Rtt + 68mm
Chiều cao phủ bì (Cpb):
- Cửa đi mở quay hệ 55: Cpb = Ctt + 66mm
- Cửa đi chia vách không tách khung: Cpb = Ctt + 38mm
- Cửa sổ mở quay: Cpb = Ctt + 100mm
- Chia vách không tách khung: Cpb = Ctt + 88mm
- Cửa đi trượt: Cpb = Ctt + 65mm
- Cửa sổ trượt:
- Ray bằng: Cpb = Ctt + 65mm
- Ray lệch: Cpb = Ctt + 80mm
Giải thích ký hiệu:
- Rtt: Rộng thông thủy
- Rpb: Rộng phủ bì
- Ctt: Cao thông thủy
- Cpb: Cao phủ bì
Đối với cửa gỗ
– Công thức tính:
- Chiều rộng phủ bì: Rpb = Rc + 85mm
- Chiều cao phủ bì: Cpb = Cc + 50mm
- Kích thước cánh cửa: Rc x Cc
– Cách đo:
+ Chiều rộng:
- Đo ở ba vị trí của khung cửa gỗ: đầu, giữa và dưới cuối.
- Lấy kích thước nhỏ nhất để tính.
+ Chiều cao:
- Đo xuống vuông góc theo chiều dọc khung cửa.
- Đo chiều cao khung cửa hai bên mép và ở giữa khung.
- Lấy kích thước nhỏ nhất để tính.
– Giải thích ký hiệu:
- Rpb: Chiều rộng phủ bì
- Rc: Chiều rộng cánh cửa
- Cpb: Chiều cao phủ bì
- Cc: Chiều cao cánh cửa
Đối với cửa mở quay, cửa trượt
Cửa mở quay:
- Chiều rộng phủ bì (Rpb): Rpb = Rtt + 132mm (hệ 55)
- Chiều rộng phủ bì (Rpb): Rpb = Rtt + 100mm (hệ khác)
- Chiều cao phủ bì (Cpb): Cpb = Ctt + 66mm (hệ 55)
- Chiều cao phủ bì (Cpb): Cpb = Ctt + 100mm (hệ khác)
Cửa trượt:
- Chiều rộng phủ bì (Rpb): Rpb = Rtt + 68mm
- Chiều cao phủ bì (Cpb):
- Ray bằng: Cpb = Ctt + 65mm
- Ray lệch: Cpb = Ctt + 80mm
Lưu ý: Kích thước phủ bì luôn lớn hơn hoặc bằng kích thước thông thủy. Việc xác định kích thước phủ bì chính xác là rất quan trọng để đảm bảo cửa vừa vặn với vị trí lắp đặt.
Xem thêm: Diện tích thông thủy là gì? Cách tính diện tích thông thủy chuẩn xác
Các kích thước phủ bì phổ biến của đồ dùng nhà bếp
Giá xoong nồi – bát đĩa
Giá xoong nồi – bát đĩa là phụ kiện thiết yếu trong gian bếp, giúp cất giữ và sắp xếp đồ đạc gọn gàng, tạo sự thuận tiện cho việc nấu nướng và vệ sinh. Loại giá này thường được lắp đặt trong tủ bếp dưới, với kích thước phù hợp với lọt lòng tủ.
Dưới đây là bảng kích thước phủ bì tiêu chuẩn cho các loại giá xoong nồi – bát đĩa phổ biến:
Phủ bì | Kích thước (Rộng x Sâu x Cao) |
600mm | R564 x S426 x C190 |
700mm | R664 x S426 x C190 |
800mm | R764 x S426 x C190 |
900mm | R864 x S426 x C190 |
Giá dao thớt, gia vị
Giá dao thớt, gia vị là phụ kiện tủ bếp mang đến sự tiện lợi và an toàn cho không gian bếp. Sản phẩm giúp lưu trữ dao thớt, hũ gia vị một cách gọn gàng, khoa học, giúp thao tác nấu nướng nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Dưới đây là bảng kích thước phủ bì tủ bếp tương ứng với từng kích thước tiêu chuẩn của giá dao thớt, gia vị:
Kích thước phủ bì | Kích thước tiêu chuẩn (Rộng x Sâu x Cao) |
200mm | R150 x S450 x C490 |
250mm | R200 x S450 x C490 |
300mm | R250 x S450 x C490 |
350mm | R300 x S450 x C490 |
400mm | R350 x S450 x C490 |
Thùng rác gắn cánh
Thùng rác gắn cánh là một phụ kiện nhà bếp thông minh được lắp đặt sau cánh cửa tủ bếp. Khi sử dụng, bạn chỉ cần mở cánh tủ ra là có thể bỏ rác một cách dễ dàng và tiện lợi. Loại thùng rác này giúp tiết kiệm diện tích, giữ cho nhà bếp gọn gàng và hạn chế mùi hôi.
Kích thước phủ bì | Kích thước tiêu chuẩn (Rộng x Sâu x Cao) |
300mm | R255 x S270 x C290 |
400mm | R335 x S290 x C350 |
Thùng gạo thông minh
Thùng gạo thông minh là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai mong muốn có một giải pháp lưu trữ gạo hiện đại, tiện lợi và an toàn cho nhà bếp. Loại thùng gạo này được thiết kế để lắp đặt âm vào trong tủ bếp, giúp tiết kiệm diện tích và mang lại sự thẩm mỹ cao cho không gian.
Kích thước phủ bì | Kích thước tiêu chuẩn (Rộng x Sâu x Cao) |
200mm | R200 x S410 x C670 |
250mm | R210 x S450 x C550 |
300mm | R280 x S390 x C480 |
Hệ thống tủ đồ khô
Hệ thống tủ đồ khô là một giải pháp lưu trữ thông minh cho nhà bếp hiện đại, giúp tối ưu hóa không gian và mang lại sự tiện lợi cho người sử dụng. Hệ thống này bao gồm các kệ, giá và ngăn kéo được thiết kế riêng để lưu trữ các loại thực phẩm khô như gạo, mì, ngũ cốc, gia vị,…
Kích thước phủ bì | Kích thước tiêu chuẩn (Rộng x Sâu x Cao) |
400mm | R350 x S500 x C1700 |
450mm | R365 x S500 x C1750 |
600mm | R485 x S510 x C1959 |
Kích thước phủ bì phổ biến của một số đồ dùng nội thất
Kích thước phủ bì bàn trà
- Bàn trà hình vuông có kích thước là 800 x 800 (mm), thường có chiều cao khoảng 350mm.
- Bàn trà hình chữ nhật có thể có kích thước khác nhau: dài từ 1000 đến 1200mm, rộng từ 500 đến 600mm, và chiều cao có thể là 350, 380 hoặc 400mm.
Kích thước phủ bì kệ tivi
- Kệ tivi bệt có chiều cao từ 500 đến 600mm và chiều sâu từ 400 đến 450mm.
- Kệ tivi treo tường có chiều cao từ 350 đến 450mm và chiều sâu từ 300 đến 400mm.
- Kệ tivi cổ điển và tân cổ điển có chiều cao từ 600 đến 750mm và chiều sâu từ 450 đến 700mm.
Kích thước phủ bì giường ngủ
Kích thước phủ bì một số loại giường ngủ (Chiều dài x Rộng) là:
- Giường đơn: 1900 x 1200mm.
- Giường đôi: 2000 x 1800mm.
- Giường King size: 2000 x 1800mm.
- Giường Queen size: 1600 x 2000mm.
- Giường Super King size có hai kích thước: 2200 x 2000mm và 2000 x 2000mm.
Kích thước phủ bì tủ quần áo
Kích thước phủ bì từng loại tủ quần áo (Chiều rộng x Chiều sâu x Chiều cao) là:
- Tủ quần áo 2 cánh: 1200 x 600 x 2200 (mm).
- Tủ quần áo 3 cánh: 1500 x 600 x 2200 (mm).
- Tủ quần áo 4 cánh: 2400 x 600 x 2000 (mm).
Một số câu hỏi liên quan
Tại sao số đo phủ bì lại quan trọng?
Kích thước phủ bì đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự vừa vặn, chống thấm và thẩm mỹ cho cửa nhôm và kính cường lực. Việc đo chính xác kích thước phủ bì sẽ giúp sản phẩm khớp hoàn toàn với vị trí lắp đặt, tránh khe hở, tăng khả năng chống thấm nước và bụi bẩn, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn cho công trình.
Hiểu rõ tầm quan trọng của kích thước phủ bì sẽ giúp bạn lựa chọn và lắp đặt cửa nhôm, kính cường lực một cách hiệu quả, đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn và độ bền cho công trình.
Kích thước phủ bì và lọt lòng có gì khác nhau?
Kích thước lọt lòng là khoảng cách giữa hai cạnh đối diện bên trong công trình, đồ vật. Kích thước này còn thường được gọi là “lọt gió”, “lọt sáng”, “kích thước thông thủy”. Ví dụ, kích thước lọt lòng của cửa sổ là khoảng cách giữa hai mép trong của khung cửa.
Trong khi đó, kích thước phủ bì là kích thước tổng thể bao gồm cả phần khung bao bên ngoài. Chẳng hạn, kích thước phủ bì của cửa sổ là khoảng cách giữa hai mép ngoài của khung cửa.
Như vậy, kích thước lọt lòng thể hiện kích thước sử dụng thực tế. Kích thước phủ bì thể hiện kích thước tổng thể. Kích thước lọt lòng luôn nhỏ hơn kích thước phủ bì.
Cả hai kích thước đều quan trọng trong việc đo lường, thi công và lắp đặt. Do đó, cần xác định chính xác cả hai kích thước để đảm bảo sản phẩm phù hợp với vị trí lắp đặt, đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn.
Xem thêm:
Và đó là toàn bộ thông tin về kích thước phủ bì và cách tính kích thước phủ bì chuẩn nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình xây dựng và thiết kế nội thất. Nếu có bất kỳ thắc mắc, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua website trungnguyendesign.vn hoặc hotline 0823.306.222 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!