Tầng lửng là gì? Công dụng và lưu ý khi thiết kế tầng lửng

Trong thiết kế và xây dựng nhà cửa, có một thuật ngữ ý chỉ 1 kiểu thiết kế tầng nhà mà nhiều người thường nghe nhắc đến đó là tầng lửng. Dù đã nghe qua nhiều như vậy nhưng liệu bạn đã thật sự hiểu ý nghĩa của kiểu thiết kế này? Tầng lửng là gì và công dụng của nó trong thiết kế là gì? Hãy cùng Trung Nguyên giải đáp ngay bên dưới bài viết này nhé.

Tầng lửng là gì?

Khái niệm

Tầng lửng hiểu đơn giản chính là một tầng phụ nằm xen kẽ giữa hai tầng chính của ngôi nhà và thường được gọi với những cái tên khác như gác lửng, gác xép. Tầng lửng không được tính là 1 tầng, thường được thiết kế với chiều cao thấp hơn so với các tầng thông thường. Chiều cao trung bình khoảng 2.2 – 2.5m, chỉ chiếm một phần diện tích sàn và mở ra ở khu vực bên dưới. Nhờ vậy mà tầng lửng giúp tối ưu hóa diện tích sử dụng và mang đến giá trị thẩm mỹ cho kiến trúc nội thất của ngôi nhà.

Với công năng đa dạng, tầng lửng có thể được sử dụng như một khu vực làm việc, phòng đọc sách, phòng ngủ nhỏ hoặc tạo điểm nhấn cho không gian chung. Trong các thiết kế hiện đại, tầng lửng thường được sử dụng để tạo sự liên kết giữa các khu vực chức năng, giúp cho ngôi nhà trở nên mở rộng và thông thoáng hơn. Nhờ những ưu điểm này, tầng lửng không chỉ là giải pháp thông minh để tăng diện tích sử dụng mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tầng lửng là tầng phụ nằm xen kẽ giữa 2 tầng chính của một ngôi nhà
Tầng lửng là tầng phụ nằm xen kẽ giữa 2 tầng chính của một ngôi nhà

Đặc điểm thiết kế tầng lửng

Tầng lửng thu hút sự chú ý của các gia chủ bởi thiết kế ấn tượng và khác biệt so với các tầng thông thường. Thay vì chiếm trọn diện tích sàn, tầng lửng chỉ nằm một phần trên tầng dưới giúp tạo ra một khoảng mở nhìn xuống, cho phép bạn có thể quan sát mọi hoạt động bên dưới nhà. Cùng nhờ vậy mà ánh sáng tự nhiên có thể len lỏi dễ dàng vào trong nhà và mang đến cảm giác thông thoáng, rộng rãi cho cả không gian.

Đồng thời, để đảm bảo an toàn và tăng tính thẩm mỹ hơn thì tầng lửng thường được trang bị thêm lan can hoặc vách ngăn đẹp mắt. Chất liệu kính hoặc gỗ sẽ được ưa chuộng và sử dụng bởi sự sang trọng, hiện đại và phù hợp với nhiều phong cách thiết kế. Tầng lửng không chỉ giúp gia chủ tận dụng tối đa diện tích mà còn góp phần nâng tầm giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Ngoài ra, bạn còn có thể linh hoạt biến hóa không gian tầng lửng thành một khu vực để trang trí với một cầu thang riêng dẫn lên tầng. Hoặc có thể sử dụng tầng lửng với mục đích là làm nhà bếp, nhà ăn, phòng thờ,… Thậm chí, bạn cũng có thể tận dụng làm thêm 1 phòng ngủ nhỏ ở tầng lửng nếu như nhà có đông thành viên.

Tầng lửng sẽ không chiếm trọn diện tích sàn mà chỉ nằm 1 phần trên tầng dưới
Tầng lửng sẽ không chiếm trọn diện tích sàn mà chỉ nằm 1 phần trên tầng dưới

Công dụng của tầng lửng trong thiết kế nhà

Không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cho ngôi nhà hơn mà tầng lửng có sở hữu khá nhiều công dụng trong kiến trúc nhà cửa. Chẳng hạn như:

  • Với những căn hộ có diện tích lớn: Gác lửng có thể giúp lấp đầy những khoảng trống trong nhà đồng thời tạo sự thông thoáng và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Gia chủ có thể biến tấu gác lửng thành một khu vực sinh hoạt chung, phòng làm việc, phòng đọc sách,…
  • Với những căn hộ có diện tích khiêm tốn: Gác lửng sẽ giúp nới rộng không gian sử dụng hơn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho gia đình. Bạn có thể bố trí gác lửng thành các phòng ngủ cho khách, hoặc làm một phòng bếp,…

Ngoài ra, gác lửng còn có thể được sử dụng như một mặt bằng nhỏ dành cho việc kinh doanh hoặc trưng bày sản phẩm, làm một chỗ để xe hay một nhà kho dùng để chứa đồ,… Thiết kế gác lửng cũng giúp tạo cảm giác trần nhà cao hơn, mang đến sự cá tính và lấp đầy những khoảng trống.

Quy định về thiết kế tầng lửng

Quy định về diện tích xây dựng

Gác lửng là một khoảng không được xây dựng bên trong một tầng trệt của công trình và chiếm tối đa 80% diện tích sàn tầng trệt. Chiều cao trung bình của tầng trệt từ nền lên sàn lầu 1 thường phải từ 5m đến 5,8m và không thấp hơn 2,7m khi xây dựng tầng lửng.

Bên cạnh đó, việc xây dựng gác lửng sẽ không làm thay đổi số tầng chính thức và không được tính là 1 tầng của ngôi nhà nếu diện tích sàn gác lửng không vượt quá 65% diện tích sàn tầng trệt. Quyết định xây dựng gác lửng hay không sẽ tùy thuộc vào chủ nhà.

Ở một số khu vực thường có quy định xây dựng tầng lửng không được vượt quá 80% so với với diện tích sàn tầng dưới. Ngoài ra, ở một số khu vực khác hoặc lộ giới thì sẽ có những quy định xây dựng gác lửng khác nhau. Ví dụ như lộ giới đường dưới 3.5m sẽ không được hỗ trợ xây dựng tầng lửng.

Quy định về chiều cao của tầng lửng

Theo như quy định về việc xây dựng gác lửng, thì đối với những ngôi nhà lộ giới dưới 20m phải có chiều cao tầng trệt và tầng lửng tối đa là 5.8m và tối thiểu là 5.6m so với vỉa hè. Trong đó mỗi tầng trệt và tầng lửng sẽ cao khoảng 2.8m. Vì thế mà đối với những nhà lựa chọn thạch cao để ốp trần nhằm chống ẩm thì chiều cao thực tế của các tầng sẽ chỉ còn khoảng 2.4m.

Đối với những nhà có chiều cao tầng trệt và tầng lửng vượt quá 5.8m và lên tới 6m thì bắt buộc phải có giấy xin phép hoặc nếu không sẽ phải hạ thấp chiều cao của các tầng lại theo đúng quy định về chiều cao tối đa của tầng. Chiều cao tối đa 2.8m của tầng trệt và tầng lửng thường được áp dụng cho các ngôi nhà có vị trí nằm trong các con hẻm nhỏ bị giới hạn số tầng.

Ngoài ra, khi đã quyết định xây dựng tầng lửng cũng đồng nghĩa với việc diện tích các sàn của tầng trên sẽ bị hạn chế. Do đó đối với những nhà có tầng lửng thì các tầng như tầng 1, tầng 2 trở lên thì bạn được phép xây dựng tối đa là 3.4m chiều cao. Ngược lại, với những nhà không có tầng lửng thì bạn hoàn toàn có thể xây dựng tầng 1, tầng 2 lên đến 3.6m hoặc 3.8m. Đối với nhà lộ giới 20m thì tầng lửng sẽ có sàn trệt và cao tối đa 7m.

Tầng lửng sẽ có chiều cao khoảng 2.8m và chiến diện tích không vượt quá 80% diện tích sàn tầng trệt
Tầng lửng sẽ có chiều cao khoảng 2.8m và chiến diện tích không vượt quá 80% diện tích sàn tầng trệt

Phân loại tầng lửng trong thiết kế nhà

Tầng lửng phía sau

Tầng lửng phía sau hiện nay đang là lựa chọn phổ biến nhất cho các nhà mặt phố và nhà liền kề bởi sở hữu ưu điểm là có thể giúp ngôi nhà tận dụng được hết các khoảng diện tích cũng như tạo một không gian sinh hoạt chung và tăng tính thẩm mỹ cho phòng khách. Nhờ vị trí này mà bạn cũng dễ dàng quan sát các hoạt động diễn ra ở khu vực tầng trệt hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm của thiết kế này là khiến không gian tầng trệt phía sau trở nên thấp hơn và tạo cảm giác chật chội, thiếu thoáng mát cho ngôi nhà. Vì thế mà việc thi công một tầng lửng phía sau cũng cần được đảm bảo kỹ thuật để chịu lực tốt và an toàn cho người sử dụng.

Tầng lửng bên hông

Tầng lửng bên hông là phần được thiết kế nhô ra từ một bên của ngôi nhà, tạo thành một khu vực riêng biệt. Do đặc điểm này, kiểu thiết kế này đòi hỏi phải có diện tích xây dựng khá lớn để đảm bảo sự cân đối về mặt thẩm mỹ và có đủ không gian sử dụng cho khu vực gác lửng.

Do đó mặc dù tầng lửng bên hông là một giải pháp thiết kế thông minh nhằm tăng thêm diện tích sử dụng cho nhà ở. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ và công năng, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng về diện tích xây dựng trước khi lựa chọn kiểu thiết kế này cũng như kiểu thiết kế tầng lửng bên hông này chỉ thật sự phù hợp với những công trình, nhà riêng lẻ có diện tích lớn.

Tầng lửng phía trước

Tầng lửng phía trước không chỉ giúp mở rộng diện tích sử dụng mà còn mang đến nhiều điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà và thể hiện cá tính riêng của gia chủ. Vị trí đắc địa trước phòng khách càng làm tăng thêm sự nổi bật và thu hút cho tầng lửng.

Gia chủ hoàn toàn có thể thỏa sức sáng tạo và biến hóa gác lửng thành một không gian lý tưởng bằng cách sử dụng nội thất, đồ trang trí cùng tông màu phù hợp. Vẻ đẹp độc đáo và đa dạng của gác lửng sẽ góp phần mang đến cho bạn cảm hứng mới mẻ và tô điểm cho tổ ấm thêm phần lung linh.

Tầng lửng phía trước sẽ giúp mở rộng diện tích không gian nhà ở cho bạn
Tầng lửng phía trước sẽ giúp mở rộng diện tích không gian nhà ở cho bạn

Tầng lửng trong phòng

Tầng lửng trong phòng thường được đặt trên khu vực vệ sinh và thường được sử dụng như một phòng làm việc nhỏ. Tuy nhiên, ngoài mục đích trên thì bạn hoàn toàn có thể biến hóa gác lửng thành nhiều không gian khác nhau như: phòng vẽ tranh, đọc sách, thư giãn,…

Thiết kế này có ưu điểm chính là mang đến sự thoải mái và riêng tư cho gia chủ. Tuy nhiên thì nó chỉ phù hợp với những phòng ngủ có diện tích dài hoặc rộng rãi. Vì thế trước khi quyết định xây dựng tầng lửng trong phòng thì bạn nên cân nhắc thật kỹ nhé.

Tầng lửng cũng có thể được bố trí trong phòng ngủ dùng làm không gian ngủ hoặc khu vực đọc sách
Tầng lửng cũng có thể được bố trí trong phòng ngủ dùng làm không gian ngủ hoặc khu vực đọc sách

Lưu ý khi thiết kế tầng lửng

Cũng tương tự như những kiểu thiết kế khác thì kiểu tầng lửng cũng tồn tại một số điều cần lưu ý trước khi xây dựng như sau:

  • Quy định về diện tích gác lửng chung: Theo như luật quốc tế ban hành, thì các hộ gia đình chỉ được cho phép xây dựng gác lửng chiếm 1/3 diện tích sàn bên dưới. Còn đối với luật Xây dựng Việt Nam thì cho phép người dân xây dựng gác lửng lên tới 80% diện tích sàn bên dưới. Đồng thời, các trường hợp mà chủ thiết kế/chủ nhà làm mất đi ô thông lối ở tầng lửng thì sẽ bị xử phạt vì nguyên nhân xây vượt quá số tầng cho phép.
  • Đối với nhà riêng lẻ: Bạn có thể xây dựng gác lửng miễn là nó không làm vượt quá chiều cao tối đa cho phép của công trình theo Quy chuẩn xây dựng. Đồng thời, chủ thầu thi công cũng cần đảm bảo số tầng nhà đúng theo giấy phép đã được cấp. Tuy nhiên, nếu việc thay đổi cấu trúc bên trong không làm ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính của ngôi nhà thì bạn sẽ không vi phạm hành vi xây dựng trái phép.
  • Đối với những nhà sâu: Nhà sâu thường có nhiều không gian trống ở phần trên. Để tận dụng tối đa điều đó thì bạn có thể thiết kế gác lửng với mục đích là làm nơi sinh hoạt chung cho cả gia đình, giúp giải phóng diện tích ở tầng trệt. Đối với nhà cũ có chiều cao từ tầng trệt lên trần nhà cao, bạn có thể lắp thêm gác xép bằng ván gỗ.
  • Quy định về diện tích gác lửng: Diện tích gác lửng thường chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 diện tích tầng trệt. Chiều cao tầng trệt bình thường dao động từ 3.5m đến 4m. Nếu có gác lửng, chiều cao tầng trệt nên từ 4.5m đến 5m. Với kích thước này, chiều cao gác lửng sẽ từ 2.2m đến 2.5m. Chiều cao này đảm bảo đủ không gian cho gia đình để di chuyển và sinh hoạt thoải mái, đồng thời tạo cảm giác thông thoáng cho cả tầng trệt và gác lửng.
  • Phác thảo cầu thang: Cầu thang cho gác lửng thường có số bậc ít, do đó bạn có thể tự do thiết kế vị trí đặt cầu thang sao cho tiết kiệm diện tích và phù hợp với bố cục tổng thể của ngôi nhà.
  • Khi tiến hành xây gác lửng: Bạn nên tránh sử dụng các vách ngăn cho thiết kế của mình. Vì việc phân chia gác lửng bằng vách ngăn sẽ khiến không gian trở nên chật hẹp, bí bách. Thay vào đó, hãy sử dụng đồ nội thất hoặc vách ngăn nhẹ để tạo sự linh hoạt và thông thoáng.
Diện tích gác lửng có thể chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 diện tích tầng trệt
Diện tích gác lửng có thể chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 diện tích tầng trệt

Kinh nghiệm thiết kế tầng lửng đẹp

Để thiết kế, xây dựng một tầng lửng phù hợp với ngôi nhà cũng như đảm bảo thẩm mỹ và công năng, bạn có thể cân nhắc:

  • Chất liệu: Việc lựa chọn vật liệu cho tầng lửng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả điều kiện tài chính của bạn. Có 3 loại vật liệu phổ biến được sử dụng cho tầng lửng là tấm lót PVC, ván gỗ lót và tấm xi măng Cemboard với giá thành được xếp theo mức độ tăng dần tương xứng với công năng.
  • Màu sắc: Nên chọn màu sơn chủ đạo cho tầng lửng đồng nhất với màu sơn của căn nhà để tạo sự liền mạch và thống nhất. Việc sử dụng cùng tông màu sẽ giúp mở rộng không gian, tạo cảm giác rộng rãi và thoáng mát hơn cho cả căn nhà. Đồng thời, phần lan can tốt nhất là nên chọn chất liệu là kính nhằm tăng thêm sự hiện đại và thông thoáng cho gác lửng.
  • Nội thất: Vì diện tích gác lửng thường nhỏ và thấp, nên việc lựa chọn và bài trí nội thất cần được chú trọng để đảm bảo sự tiện nghi và thẩm mỹ. Khi đó các mẫu nội thất có kích thước nhỏ gọn và có nhiều chức năng hoặc màu sắc trung tính sẽ là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu.
  • Phong thủy: Đối với những gia chủ tin về mặt phong thủy, thì rất không nên sử dụng các xà ngang chèn chung với thiết kế tầng lửng. Vì theo phong thủy, xà ngang được xem là nguyên nhân khiến cho tài lộc của gia chủ bị suy giảm. Tầng lửng cũng nên có nhiều cửa sổ vừa làm không gian thoáng mát hơn vừa có thể thu hút được vượng khí, mang đến may mắn, tài lộc.

Với phần cầu thang dẫn lên tầng lửng, bạn có thể lựa chọn các kiểu cầu thang dạng xoắn ốc chứ không nên sử dụng cầu thang thẳng đứng hoặc dốc. Vì người ta quan niệm rằng kiểu thiết kế này sẽ làm phong luồng vượng khí của bạn đi xuống và thoát đi nhanh hơn.

Các mẫu thiết kế tầng lửng hiện đại, tiện nghi

Tầng lửng có thể dùng để đặt một kế sách lớn và biến hóa thành phòng đọc sách
Tầng lửng có thể dùng để đặt một kế sách lớn và biến hóa thành phòng đọc sách
Hoặc bạn cũng có thể dùng tầng lửng để làm không gian ngủ
Hoặc bạn cũng có thể dùng tầng lửng để làm không gian ngủ
Tầng lửng cũng có thể dùng với mục đích là một không gian làm việc nho nhỏ
Tầng lửng cũng có thể dùng với mục đích làm một không gian làm việc nho nhỏ
Mẫu tầng lửng đơn giản với gam màu xanh lá nổi bật
Mẫu tầng lửng đơn giản với gam màu xanh lá nổi bật
Mẫu tầng lửng với lan can khung sắt điểm thêm cây xanh mát mắt
Mẫu tầng lửng với lan can khung sắt điểm thêm cây xanh mát mắt
Mẫu tầng lửng màu trắng thuần khiết hòa hợp với màu chủ đạo của căn nhà
Mẫu tầng lửng màu trắng thuần khiết hòa hợp với màu chủ đạo của căn nhà
Mẫu tầng lửng với lan can làm bằng chất liệu kính hiện đại
Mẫu tầng lửng với lan can làm bằng chất liệu kính hiện đại
Mẫu cầu thang xoắn ốc độc đáo dẫn lên tầng lửng bên trên
Mẫu cầu thang xoắn ốc độc đáo dẫn lên tầng lửng bên trên

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Tầng lửng tiếng Anh là gì?

Tầng lửng trong tiếng Anh có thể được diễn đạt bằng 2 từ sau:

  • Entresol: Entresol có nguồn gốc từ cụm Entresuelo và là từ được sử dụng trong tiếng Tây Ban Nha chỉ các loại tầng lửng, gác lửng.
  • Mezzanine: Mezzanine thì cụm từ gốc là từ Mezzanino mà ra, nguồn gốc xuất phát của cụm từ này là từ Ý và Pháp.

Tầng lửng có được tính là 1 tầng hay không?

Tầng lửng theo như luật Xây dựng Việt Nam cũng như luật quốc tế thì không được tính là một tầng riêng biệt mà chỉ được xem là một khoảng không gian nằm giữa 2 tầng, với chiều cao trung bình dao động từ 2,2m đến 2,5m.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết về giới thiệu về khái niệm tầng lửng, công dụng của tầng lửng và một số mẫu thiết kế tầng lửng ấn tượng. Cảm ơn bạn vì đã theo dõi và đừng quên rằng hãy liên hệ với chúng tôi qua website trungnguyendesign.vn hoặc hotline 0823.306.222 để được hỗ trợ nhanh nhất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0823.306.222
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon