Chúng ta thường nghe đến các cấp nhà như nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3 và phổ biến là cấp 4. Tại sao chúng ta lại có sự phân cấp của các ngôi nhà? Vấn đề này không chỉ đơn giản là về việc phân loại nhà theo mức độ cao thấp hay đẹp xấu mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như an toàn, tiện ích và quy định pháp luật. Để giải đáp những vướng mắc này, hãy cùng Trung Nguyên tìm hiểu nhà cấp 1, 2, 3, 4, 5 là gì cũng như quy định và cách phân biệt cụ thể qua bài viết sau nhé!
Lý do nhà ở được chia thành nhiều cấp khác nhau
Trong quá trình xây dựng, việc phân loại nhà theo các cấp độ mà chính phủ quy định mang lại nhiều lợi ích để quản lý. Cụ thể như:
- Giúp chính phủ xác định giá trị và thuế của các căn nhà một cách dễ dàng hơn khi cần thiết.
- Phân loại nhà giúp chính quyền địa phương quản lý thời gian sử dụng và chất lượng của các căn nhà trong khu vực của họ.
- Hỗ trợ việc định giá và xác định thuế cho các loại nhà khác nhau một cách dễ dàng. Trong quá trình này, nhà được phân loại thành các loại như nhà cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1 và biệt thự, nhà tạm dựa trên các tiêu chuẩn về chất lượng kết cấu và thời gian sử dụng.
Xem thêm: Biệt thự là gì? Đặc điểm và phân loại biệt thự phổ biến hiện nay
Tiêu chí phân loại biệt thự, nhà cấp 1, 2, 3, 4, 5
Các tiêu chí phân loại
Theo Thông tư liên bộ số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và hướng dẫn của Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/09/1991, các loại nhà như biệt thự, nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, nhà cấp 4 và nhà tạm (còn gọi là nhà cấp 5) thường được phân loại dựa trên các yếu tố như:
- Kết cấu chịu lực
- Thời hạn sử dụng
- Chất lượng của tường, tường ngăn, mái ngói
- Vật liệu hoàn thiện
- Các tiện ích sống xung quanh.
Những yêu cầu cần quan tâm để phân loại nhà ở
Khi xây nhà, việc đảm bảo an toàn là điều quan trọng hàng đầu. Đầu tiên, cần phải chắc chắn rằng cấu trúc và nền móng của ngôi nhà được thiết kế sao cho đủ mạnh mẽ để chịu đựng trọng lượng của nó và kháng lại các yếu tố xấu từ môi trường như gió mạnh, mưa lớn, hoặc động đất. Điều này cũng nằm trong quy định từ Bộ Xây dựng, như quy chuẩn QCVN 02:2009/BXD, cần phải tuân thủ để đảm bảo tính an toàn.
Ngoài ra, việc chọn vật liệu xây dựng cũng quan trọng không kém. Chúng cần phải đáp ứng được các yêu cầu về độ bền và không được biến dạng dưới tác động của thời tiết. Việc lựa chọn vật liệu phù hợp với khí hậu và điều kiện địa lý của khu vực cũng cần được xem xét cẩn thận. Đồng thời cũng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sức khỏe, như QCXDVN 05:2008/BXD.
Nhà cấp 1, 2, 3, 4, 5 là gì? Khái niệm và đặc điểm
Nhà cấp 1
Nhà cấp 1 là loại nhà ở được xây dựng kiên cố, có kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch, đảm bảo độ bền vững và an toàn cao. Nhà cấp 1 thường được xây với niên hạn sử dụng trên 80 năm.
Đặc điểm nhà cấp 1:
- Kiên cố: Sử dụng vật liệu chính là bê tông cốt thép, đảm bảo độ bền vững cao.
- Thiết kế: Có những bức tường ngăn cách giữa các không gian trong nhà.
- Mái nhà: Lợp ngói hoặc đúc bê tông cốt thép.
- Tiện nghi: Đầy đủ cho sinh hoạt cá nhân và hộ gia đình.
- Diện tích: Trổng diện tích sàn trên 30.000 m2.
- Chiều cao: Giới hạn từ 25 – 50 tầng (từ 75 – 200 m).
- Niên hạn sử dụng: Trên 80 năm.
- Kết cấu chịu lực: Chủ yếu là bê tông cốt thép.
Nhà cấp 2
Nhà cấp 2 là loại nhà ở được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu bê tông cốt thép và gạch, kết hợp với hệ thống mái bằng hoặc mái ngói. Nhà cấp 2 có độ bền và an toàn cao hơn nhà cấp 3, 4, đồng thời đáp ứng đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt cần thiết cho gia đình.
Đặc điểm nhà cấp 2:
- Vật liệu xây dựng: Chủ yếu là bê tông cốt thép và gạch.
- Kết cấu: Kiên cố, an toàn, có khả năng chịu lực tốt.
- Diện tích: Tổng diện tích sàn > 10.000 – 30.000 m2 .
- Chiều cao: Giới hạn từ 8 – 24 tầng (>28 – 75 m).
- Mái nhà: Lợp bằng ngói hoặc bê tông.
- Tiện nghi: Đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho gia đình.
- Niên hạn sử dụng: Khoảng 70 năm.
- Chi phí xây dựng: Cao hơn nhà cấp 3, 4 (có thể lên đến hàng tỷ đồng).
Nhà cấp 3
Nhà cấp 3 là loại nhà ở được xây dựng phổ biến tại Việt Nam, kết hợp hài hòa giữa vật liệu gạch và bê tông cốt thép. Nhà cấp 3 có độ bền và an toàn cao, đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt cơ bản cho gia đình.
Đặc điểm nhà cấp 3:
- Vật liệu xây dựng: Kết hợp hài hòa giữa gạch và bê tông cốt thép.
- Kết cấu: Kiên cố, an toàn, có khả năng chịu lực tốt.
- Diện tích: Tổng diện tích sàn giới hạn từ 1.000 – 10.000 m2.
- Chiều cao: Giới hạn từ 2 – 7 tầng (> 6 – 28 m).
- Mái nhà: Lợp bằng ngói hoặc Fibroociment.
- Tiện nghi: Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cơ bản cho gia đình.
- Niên hạn sử dụng: Từ 20 – 50 năm.
- Chi phí xây dựng: Thường dao động khoảng 600 triệu đến 1,5 tỷ đồng.
Nhà cấp 4
Nhà cấp 4 là loại nhà ở phổ biến tại Việt Nam, được xây dựng với kết cấu đơn giản, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều gia đình.
Tiêu chuẩn phân loại nhà cấp 4:
- Kết cấu: Chịu lực bằng gạch, gỗ, có niên hạn sử dụng tối đa 30 năm.
- Tường bao và ngăn cách: Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 11 hoặc 22 cm).
- Mái nhà: Lợp ngói hoặc Fibroociment.
- Hoàn thiện: Vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp.
- Tiện nghi: Tiện nghi sinh hoạt thấp.
- Diện tích: Tổng diện tích sàn dưới 1.000 m2.
- Chiều cao: 1 tầng (≤ 6 m).
Đặc điểm nhà cấp 4:
- Chi phí xây dựng thấp: Đây là ưu điểm nổi bật nhất của nhà cấp 4, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều gia đình.
- Kết cấu đơn giản: Quá trình thi công nhà cấp 4 diễn ra nhanh chóng, ít tốn nhân công và vật liệu.
- Dễ dàng sửa chữa: Khi có hư hỏng, nhà cấp 4 dễ dàng sửa chữa với chi phí thấp.
- Mát mẻ: Với kết cấu đơn giản, nhà cấp 4 thường có khả năng lưu thông khí tốt, tạo cảm giác mát mẻ.
- Gần gũi thiên nhiên: Nhà cấp 4 thường được xây dựng ở khu vực nông thôn, có nhiều không gian xanh, giúp con người gần gũi với thiên nhiên.
Nhà cấp 5 (nhà tạm)
Nhà tạm, hay còn gọi là nhà cấp 5, là loại nhà ở không kiên cố, được xây dựng với mục đích sử dụng tạm thời hoặc có thời hạn nhất định. Nhà tạm thường được xây dựng bằng vật liệu thô sơ, giá rẻ, với chất lượng xây dựng không cao.
Tiêu chuẩn phân loại nhà tạm:
- Kết cấu: Chịu lực bằng gỗ, tre, vầu.
- Tường bao, vách ngăn: Sử dụng toocxi, tường đất.
- Mái nhà: Lợp bằng lá, rạ.
- Tiện nghi: Thấp hoặc không có.
Đặc điểm nhà tạm:
- Vật liệu xây dựng: Đơn sơ, giá rẻ, chất lượng không cao.
- Kết cấu: Không kiên cố, dễ tháo lắp.
- Mục đích sử dụng: Tạm thời, có thời hạn nhất định.
- Tiện nghi: Hạn chế hoặc không có.
- Chi phí xây dựng: Thấp.
Phân biệt nhà các cấp 1, 2, 3, 4, 5
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người thường nghe nhiều về nhà cấp 1, nhà cấp 2, nhà cấp 3, nhà cấp 4, nhà cấp 5. Khi bất chợt ai đó hỏi về sự khác biệt giữa các loại nhà này, liệu bạn có thể chỉ ra những điểm khác biệt không? Đối với cả những người không chuyên và chuyên trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng, câu hỏi này thường là một thách thức.
Để giúp mọi người dễ dàng nhận diện và phân biệt ngôi nhà thuộc loại nào, dưới đây là cách phân loại nhà dựa trên các tiêu chí cụ thể:
Tiêu chí | Nhà cấp 1 | Nhà cấp 2 | Nhà cấp 3 | Nhà cấp 4 |
Nhà tạm (nhà cấp 5) |
Chiều cao (m) | > 75 – 200 | > 28 – 75 | > 6 – 28 | ≤ 6 | ≤ 3 |
Số tầng | 25 – 50 | 8 – 24 | 2 – 7 | 1 | 1 |
Tiện nghi sinh hoạt | Đầy đủ | Đầy đủ | Đáp ứng nhu cầu cơ bản | Bình thường hoặc thấp | Hạn chế |
Tổng diện tích sàn (m2) | > 30.000 m2 | > 10.000 – 30.000 m2 | 1.000 – 10.000 m2 | Dưới 1.000 | Không quy định |
Phương thức phân biệt các cấp nhà ở trong thực tế
Trong thực tế, đa số các ngôi nhà được xây dựng không tuân thủ các tiêu chuẩn phân loại của Nhà nước do sự đa dạng về kiến trúc, phong cách thiết kế, mức độ đầu tư, và nhiều lý do khác. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này vào thực tế là một thách thức lớn trong việc phân loại nhà ở.
Theo thông tư Liên bộ số 7 – LB/TT Xây Dựng – Tài Chính – UBVGNN và tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/09/1991, mỗi cấp nhà được chia thành 2 hoặc 3 hạng dựa trên các tiêu chí sau: Những căn nhà đạt 4 tiêu chuẩn đầu đối với biệt thự và 3 tiêu chuẩn đầu của nhà cấp I, II, III, IV được xếp vào hạng 1. Những căn nhà chỉ đạt ở mức 80% so với hạng 1 được xếp vào hạng 2, và nếu chỉ đạt dưới 70% so với hạng 1 được xếp vào hạng 3. Các nhà tạm không được phân hạng.
Tuy nhiên, phân biệt trên chỉ mang tính tương đối và phụ thuộc vào tình hình thực tế. Các ngôi nhà thường không đồng nhất về thiết kế và xây dựng, do đó mỗi cấp nhà có thể phân thành hai hoặc ba hạng theo các tiêu chí khác nhau.
Mỗi loại nhà đều phải đáp ứng yêu cầu an toàn cho người sử dụng, và việc phân loại này đã được hợp thức hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam. Sự đa dạng trong các kiểu nhà mới cũng đã xuất hiện do sự phát triển của xã hội và đô thị hóa, nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và tuân thủ quyền và nghĩa vụ công dân.
Giải đáp một số câu hỏi liên quan
Nhà ở có mấy loại?
Theo Điều 3, Khoản 1 của Luật Nhà ở năm 2014, Nhà ở được định nghĩa là công trình xây dựng với mục đích phục vụ cho việc sinh hoạt của hộ gia đình và cá nhân.
Theo luật này, nhà ở được phân loại thành 6 loại như sau:
- Nhà ở riêng lẻ: Nhà ở riêng lẻ là loại nhà được xây dựng trên đất ở riêng biệt và thuộc quyền sử dụng hợp pháp. Loại nhà này bao gồm những kiểu nhà như biệt thự, nhà liền kề, và nhà độc lập. Nhà ở riêng lẻ được phân loại thành các hạng như cấp I, II, III, IV.
- Nhà chung cư: Nhà chung cư là loại nhà có từ 2 tầng trở lên, bao gồm nhiều căn hộ và có sử dụng chung lối đi và cầu thang. Loại nhà này có thể là nhà chung cư dành cho mục đích ở hoặc nhà chung cư hỗn hợp, phục vụ cả mục đích ở và kinh doanh.
- Nhà ở thương mại: Được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
- Nhà ở công vụ: Nhà ở công vụ là loại nhà được dành cho các đối tượng thuộc diện được ở hoặc thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ hoặc công tác. Các đối tượng này bao gồm cán bộ lãnh đạo, sĩ quan, quân nhân, bác sĩ, nhân viên y tế, và nhiều nhóm nghề khác.
- Nhà ở để phục vụ tái định cư: Bố trí cho hộ gia đình, cá nhân thuộc diện tái định cư khi bị thu hồi đất, giải tỏa nhà ở.
- Nhà ở xã hội: Nhà ở xã hội là loại nhà được Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Các đối tượng này bao gồm những người có công, hộ gia đình nghèo, cận nghèo, cán bộ, công chức, viên chức, và nhiều nhóm đối tượng khác.
Nhà ở cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 giống nhau ở điểm nào?
Các hạng nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4 đều có một số điểm tương đồng. Đầu tiên, chúng đều thuộc loại công trình nhà ở độc lập. Điều này đòi hỏi việc xin giấy phép xây dựng. Thứ hai, các loại nhà này đều được xây dựng trên một mảnh đất hoặc thửa đất cụ thể và không liên kết với các ngôi nhà khác. Các loại nhà này cho phép cư dân sở hữu và quản lý nhà theo ý muốn, đồng thời phải đảm bảo tuân thủ theo luật pháp.
Xây dựng nhà cấp 1, 2, 3, 4 có phải xin giấy phép không?
Theo quy định của Khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là một văn bản pháp lý được cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư, cho phép thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo và di dời công trình.
Nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 được xem là nhà ở độc lập thuộc loại nhà ở riêng lẻ, và tất cả đều được coi là công trình xây dựng. Do đó, quá trình xây dựng các loại nhà ở này đều cần có giấy phép xây dựng.
Tuy nhiên, cũng có một vài lưu ý về những loại nhà độc lập được miễn giấy phép xây dựng như:
- Nhà ở độc lập có quy mô dưới 7 tầng, nằm trong danh mục dự án xây dựng khu đô thị hoặc dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã được nhà nước phê duyệt;
- Nhà ở độc lập ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch khu chức năng hoặc điểm dân cư nông thôn không có quy hoạch xây dựng;
- Nhà ở độc lập ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị hoặc không có quy hoạch xây dựng khu chức năng;
- Nhà ở độc lập nằm trong khu bảo tồn, di tích lịch sử – văn hóa.
Giá thuế từng loại nhà được tính như thế nào?
Cách tính thuế cho từng loại nhà được xác định dựa trên giá xây dựng và giá thị trường trung bình tại địa phương. Đối với mỗi loại nhà và cấp độ, giá tính thuế được xác định như sau:
Cấp nhà | Hạng nhà | Giá tính thuế (đồng/m2) |
Nhà cấp 1 | I | 950 |
II | 700 | |
III | 550 | |
Nhà cấp 2 | I | 700 |
II | 550 | |
III | 450 | |
Nhà cấp 3 | I | 550 |
II | 450 | |
III | 350 | |
Nhà cấp 4 | I | 350 |
II | 250 | |
III | 150 | |
Nhà cấp 5 | I | Từ 50-100 |
II | – | |
III | – |
Xem thêm:
Trên đây là thông tin liên quan đến các loại nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp 5 mà Trung Nguyên muốn cung cấp đến bạn. Hy vọng, đây sẽ là nguồn kiến thức căn bản cho mọi người, từ cá nhân đến gia đình không chuyên, và cả các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản. Nếu có bất kỳ thông tin liên quan cần giải đáp, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi qua website trungnguyendesign.vn hoặc hotline 0823.306.222 để được hỗ trợ nhanh nhất.