Dầm là gì? Công dụng và các loại dầm phổ biến trong xây dựng

Trong ngành xây dựng, dầm là cấu kiện đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chịu lực và truyền tải tải trọng của công trình từ sàn, mái đến các cột và móng nhà. Vậy dầm là gì, dầm có cấu tạo như thế nào và được phân loại ra sao? Hãy cùng Trung Nguyên khám phá khái niệm này qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vai trò và các loại dầm phổ biến trong ngành xây dựng

Dầm là gì?

Khái niệm dầm

“Dầm” là một thành phần cơ bản trong xây dựng, là thanh chịu lực chủ yếu chịu tải trọng uốn. Có thể hiểu đơn giản, dầm là các thanh cấu trúc được đặt ngang hoặc nghiêng để chịu lực uốn và truyền tải tải trọng, đỡ những bản dầm, tường hoặc mái phía trên.

Cấu trúc của dầm thường đơn giản và chi phí sản xuất thấp, trong xây dựng, dầm có thể được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng khác nhau như dầm cầu, dầm sàn, dầm nền và nhiều loại dầm khác. Trong các công trình dân dụng, dầm thường được làm bằng bê tông cốt thép để đảm bảo tính chịu lực và độ bền.

Mặc dù dầm có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, thép hay bê tông, nhưng trong các dự án xây dựng dân dụng phổ biến nhất vẫn là dầm bê tông cốt thép nhằm tăng cường sự ổn định và an toàn cho công trình.

Dầm là các thanh cấu trúc được đặt ngang hoặc nghiêng
Dầm là các thanh cấu trúc được đặt ngang hoặc nghiêng

Nhịp của dầm là gì?

Nhịp của dầm là khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên dầm chính. Khoảng cách này thường được quy định từ 4 đến 6 mét, và mỗi nhịp có thể đi kèm với 1 đến 3 dầm phụ để hỗ trợ. Trong trường hợp kích thước của dầm chính lớn hơn, có thể cần đặt thêm nhiều dầm phụ để phân chia tải trọng một cách hợp lý, từ đó giảm thiểu nguy cơ uốn cong của dầm chính và bảo vệ kết cấu tổng thể của ngôi nhà.

Hệ dầm là gì?

Hệ dầm là kết cấu không gian của các dầm chính và dầm phụ, thường được bố trí vuông góc với nhau. Hệ dầm có thể được phân thành ba loại chính: Hệ dầm đơn giản, hệ dầm phổ thông và hệ dầm phức tạp.

  • Hệ dầm đơn giản thường bao gồm các dầm được bố trí song song với các cạnh ngắn của ô sàn, trong đó bản sàn chịu trách nhiệm kê hai cạnh.
  • Hệ dầm phổ thông bao gồm hai hệ dầm được đặt vuông góc và song song với hai cạnh của bản sàn. Trong trường hợp này, bản sàn đóng vai trò kê bốn cạnh.
  • Hệ dầm phức tạp thường được áp dụng khi sàn nhà phải chịu tải trọng lớn hơn 3000 daN/m2. Các dầm trong hệ này thường được liên kết với nhau theo ba cách sau:
    • Liên kết chồng: Được sử dụng để tăng chiều cao kiến trúc của hệ sàn. Tuy nhiên, khả năng chịu lực của bản sàn không cao do chỉ được kê lên hai cạnh.
    • Liên kết bề mặt: Phụ thuộc vào mục đích sử dụng, liên kết bề mặt có thể giảm chiều cao kiến trúc của hệ sàn hoặc tăng chiều cao của các dầm.
    • Liên kết thấp: Trong trường hợp này, bản sàn chỉ được kê lên hai cạnh, dẫn đến khả năng chịu lực và độ cứng của sàn không cao.
Hệ dầm là kết cấu không gian của các dầm chính và dầm phụ
Hệ dầm là kết cấu không gian của các dầm chính và dầm phụ

Công dụng của dầm nhà

Dầm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chịu lực cho toàn bộ công trình xây dựng. Vì dầm là thành phần kết cấu chính trong xây dựng, giữ vai trò chịu lực, truyền tải các tải trọng từ sàn, mái, tường và các tải trọng khác xuống cột và móng nhà. Từ đó, giúp phân phối lực đồng đều và an toàn, ngăn chặn sự biến dạng không mong muốn của cấu trúc.

Ngoài ra, dầm nhà còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì hình dáng và ổn định kết cấu của công trình. Chúng đóng vai trò như một bộ khung chắc chắn, ngăn chặn sự biến dạng và nứt vỡ do tải trọng hoặc tác động từ bên ngoài.

Việc thiết kế và tính toán cẩn thận của dầm là điều không thể thiếu để đảm bảo an toàn và hiệu quả phù hợp với quy mô và mục đích sử dụng của công trình.

Dầm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chịu lực
Dầm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chịu lực

Cấu tạo và đặc điểm của dầm trong xây dựng

Cấu tạo dầm nhà

Cấu trúc của dầm nhà được thiết kế với sự đơn giản nhưng lại vô cùng chắc chắn và ổn định. Một dầm nhà bao gồm các thành phần cơ bản sau:

  • Vật liệu chính: Thường là các loại vật liệu như thép, gỗ hoặc bê tông cốt thép. Mỗi loại vật liệu có đặc tính riêng biệt và được lựa chọn dựa trên yêu cầu cụ thể của công trình và điều kiện môi trường.
  • Thành phần gia cố dầm: Đây là các thành phần được sử dụng để gia cố và tăng cường sức mạnh của dầm. Thành phần này thường bao gồm các thanh thép gia cố hoặc các sợi sợi composite được nhúng vào bê tông để tăng cường độ cứng và chịu lực của dầm.
  • Phụ kiện liên kết: Bao gồm các phụ kiện như móc cốt thép, bằng cách đúc chung, hoặc các hệ thống kết nối khác để liên kết các phần của dầm với nhau và với các thành phần khác của cấu trúc nhà.

Khoảng cách của dầm nhà

Khoảng cách của dầm nhà phụ thuộc vào cách thiết kế của các cột trong ngôi nhà. Khoảng cách giữa các cột cơ bản sẽ xác định khoảng cách giữa các dầm. Tuy nhiên, quyết định về khoảng cách cột cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như mục đích sử dụng của ngôi nhà, tải trọng mà ngôi nhà cần chịu đựng, số tầng của ngôi nhà. Chính vì thế, đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng và chuyên môn để đảm bảo sự an toàn cũng như chất lượng cho ngôi nhà.

Khoảng cách của dầm nhà phụ thuộc vào cách thiết kế của các cột trong ngôi nhà
Khoảng cách của dầm nhà phụ thuộc vào cách thiết kế của các cột trong ngôi nhà

Kích thước dầm nhà phố

Kích thước của dầm trong các ngôi nhà phố được định rõ sau quá trình tính toán cẩn thận, nhằm tối ưu hóa hiệu suất và vai trò của chúng. Kích thước này thường thay đổi tùy thuộc vào số tầng của ngôi nhà, cụ thể như sau:

  • Đối với nhà 2 tầng: Dầm thường có chiều cao khoảng 30cm.
  • Đối với nhà 3 tầng: Chiều cao dầm thường tăng lên khoảng 35cm.
  • Đối với nhà 4 tầng: Chiều cao của dầm có thể dao động từ 35 đến 45cm.

Phân biệt các loại dầm phổ biến

Dầm chính dầm phụ

Dầm chính là các dầm được thiết kế để chịu lực và truyền tải tải trọng từ các phần trên như sàn, mái và tường xuống các cột, móng, được đặt qua các cột, gác chân cột và vách của ngôi nhà. Thường có kích thước lớn hơn so với dầm phụ và có vai trò quan trọng trong việc giữ cho cấu trúc nhà ổn định và chắc chắn.

Dầm chính được đặt trong tường với khoảng cách từ 200 đến 250mm và đặt theo chiều rộng của phòng và cách nhau từ 4 đến 6m. Mỗi nhịp của dầm chính có thể đặt từ 1 đến 3 dầm phụ hoặc nhiều hơn.

Dầm phụ thường đặt vuông góc với dầm chính để giữ cho cấu trúc chắc chắn, được cấu tạo bởi thép định hình hoặc bê tông cốt thép và thường có kích thước nhỏ hơn. Dầm phụ giữ vai trò giằng, chịu uốn và thường được đặt trên tường nhà vệ sinh và tường lô gia.

Đồng thời, dầm phụ có vai trò phân chia tải trọng với dầm chính để chia nhỏ lực và truyền tải lực một cách hiệu quả.

Dầm chính dầm phụ
Dầm chính dầm phụ

Dầm thép và dầm bê tông cốt thép

Dầm bê tông cốt thép được tạo thành từ sự kết hợp giữa đá, cát, xi măng, nước và cốt thép theo tỷ lệ nhất định. Dầm thường có hình vuông hoặc chữ nhật, dầm bê tông cốt thép sở hữu sức mạnh vững chắc và độ bền cao. Cốt thép được đặt bên trong dầm bê tông để chịu lực cắt, uốn và xoắn.

Hình dạng và kết cấu của dầm bê tông cốt thép được thiết kế để đảm bảo khả năng chống lại các lực tác động và tải trọng từ các phần trên.

Dầm bê tông cốt thép
Dầm bê tông cốt thép

Dầm thép được sản xuất hoàn toàn từ thép và được liên kết với các cột và các thành phần khác trong kết cấu bằng mối hàn hoặc bu lông. Loại dầm này phổ biến trong xây dựng nhà xưởng, nhà tiền chế và các công trình công nghiệp khác.

Dầm thép có nhiều loại hình tiết diện như chữ Z, chữ I, hình [, chữ U,… Được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng dự án và tải trọng tương ứng.

Dầm thép
Dầm thép

Dầm bo

Dầm bo là loại dầm được thiết kế để bo hoặc liên kết một cái gì đó trong công trình xây dựng, như dầm bo tường vây hoặc dầm bo sàn. Chúng thường được tích hợp vào các kết cấu để tạo thành một hệ thống khép kín và mạnh mẽ.

  • Dầm bo tường vây: Dùng để liên kết các tấm tường vây với nhau, giúp phân bố lực đều vào các tấm tường và tăng cường độ cứng cho kết cấu tổng thể. Đồng thời, phân phối tải trọng và lực địa chấn từ các tấm tường vây sang dầm chính, giúp cải thiện sự ổn định của công trình.
  • Dầm bo sàn: Được dùng để tăng độ cứng cho sàn, giảm thiểu sự biến dạng và nứt nẻ trong quá trình sử dụng. Đồng thời, hỗ trợ truyền tải tải trọng từ sàn xuống các dầm chính và tiêu thụ lực kéo và nén.

Dầm bo thường ít chịu uốn và chủ yếu chịu tải trọng kéo và nén. Thiết kế và kích thước của dầm bo phải được tính toán cẩn thận để đảm bảo khả năng chịu lực và an toàn cho công trình.

Dầm dọc và dầm ngang

Dầm dọc là các thành phần cấu trúc được thiết kế để chịu lực theo hướng dọc, từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên. Và thường được đặt vuông góc với mặt đất và hỗ trợ các phần trên của công trình, như tường, mái, hoặc các tầng trên.

Dầm ngang là các thành phần cấu trúc được thiết kế để chịu lực theo hướng ngang, từ một bên sang một bên khác hoặc từ trên xuống dưới. Chúng thường được đặt nằm ngang hoặc song song với mặt đất và đóng vai trò chịu tải trọng từ các phần trên của công trình và truyền tải chúng sang các cột hoặc các phần khác của hệ thống kết cấu.

Phân biệt dầm theo đặc điểm

Phân biệt dầm theo đặc điểm là cách xác định và nhận biết từng loại dầm dựa trên các đặc tính cụ thể như kết cấu, công dụng và hình dáng của chúng trong quá trình xây dựng và kỹ thuật xây dựng.

Phân loại theo kết cấu:

  • Dầm đơn giản: Có một nhịp đơn
  • Dầm liên tục: Có nhiều nhịp bằng nhau hoặc không bằng nhau
  • Dầm có mút thừa
  • Dầm conson

Phân loại dầm theo công dụng:

  • Dầm sàn
  • Dầm cầu
  • Dầm cầu chạy
  • Dầm cửa van

Phân loại dầm theo hình dáng:

  • Dầm chữ I
  • Dầm chữ U
  • Dầm chữ H
  • Dầm chữ V
  • Dầm chữ L
  • Dầm chữ Z
  • Dầm chữ C
Phân biệt dầm theo đặc điểm
Phân biệt dầm theo đặc điểm

Cách bố trí dầm trong xây dựng

Cách bố trí dầm trong xây dựng bao gồm việc chọn kích thước phù hợp cho dầm, áp dụng lớp bảo vệ dầm để bảo vệ chúng khỏi các yếu tố môi trường, đồng thời, xác định khoảng hở của dầm để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của công trình xây dựng.

Chọn kích thước phù hợp

Việc lựa chọn kích thước của dầm phải dựa trên yêu cầu thiết kế của công trình và tải trọng mà dầm sẽ phải chịu đựng. Và cần quan tâm đến đường kính cốt thép, từ 12 – 25mm là đường kính thích hợp.

Trong nhiều trường hợp, dầm chính có thể lựa chọn lên đến 32mm và cần lưu ý rằng không chọn đường kính có kích thước lớn hơn 1/10 chiều rộng dầm.

Ngoài ra, không nên chọn quá 3 đường kính cốt thép chịu lực khác nhau và các đường kính chỉ nên chênh lệch tối đa 2mm.

Chọn kích thước phù hợp
Chọn kích thước phù hợp

Lớp bảo vệ dầm

Để bảo vệ dầm khỏi sự ăn mòn, ảnh hưởng của môi trường và lực tác động từ bên ngoài, cần áp dụng các lớp bảo vệ như sơn chống rỉ, lớp chống thấm hoặc lớp chống cháy tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu cụ thể của công trình.

Lớp bảo vệ dầm không được nhỏ hơn so với đường kính cốt thép, chẳng hạn như:

  • Trong bản và tường có chiều dày từ 100m trở xuống: Lớp bảo vệ dầm Co = 10mm (15mm) và chiều dày từ 100mm trở lên Co = 15mm (20mm).
  • Trong dầm và sườn có chiều cao bé hơn 250mm: Lớp bảo vệ dầm Co = 15mm (20mm) từ 250mm trở lên thì Co = 20mm (25mm) và chiều cao tiết diện nhỏ hơn 250mm thì Co = 10mm (15mm), lớn hơn 250mm thì Co = 15mm (20mm).

Khoảng hở của dầm

Việc xác định khoảng hở giữa các dầm không chỉ ảnh hưởng đến tính chất kỹ thuật của công trình mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Khoảng hở phải được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo tính ổn định và khả năng chịu lực của cấu trúc xây dựng.

Lưu ý rằng, khoảng hở của dầm không được nhỏ hơn so với đường kính cốt thép lớn và không nhỏ hơn trị số to.

Bên cạnh đó, nên sử dụng nhiều cốt thép để bố trí theo cặp và không có khe hở giữa chúng đối với trường hợp diện tích nhỏ hẹp.

Khoảng hở phải được tính toán kỹ lưỡng
Khoảng hở phải được tính toán kỹ lưỡng

Lưu ý yếu tố phong thủy khi bố trí dầm nhà

Các vị trí tránh đặt dầm nhà

Bạn cần lưu ý tránh dầm nhà ở một số vị trí sau đây:

  • Trên phòng ngủ: Đây là một vị trí đại kỵ, tuyệt đối không nên đặt ở đây. Bởi việc đặt dầm trên phòng ngủ có thể tạo ra cảm giác đè nén và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của người ở.
  • Trên bếp và bàn ăn: Đặt dầm trên khu vực nhà bếp và bàn ăn có thể làm mất đi sự may mắn và vượng khí, ảnh hưởng không tốt đến kinh tế, làm hao hụt tiền bạc. Đồng thời, còn gây khó chịu khi nấu nướng và ăn uống.
  • Trên bàn học, bàn làm việc: Dầm nhà được xem là yếu tố đè nặng có thể gây ảnh hưởng đến sự tập trung, sáng tạo và hiệu suất làm việc.
  • Trên bàn thờ: Bàn thờ là khu vực linh thiêng và tối kỵ. Việc đặt dầm trên bàn thờ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài lộc, sức khỏe, mang đến những điều không may mắn cho gia chủ.
Bạn cần lưu ý tránh dầm nhà ở một số vị trí như nhà bếp
Bạn cần lưu ý tránh dầm nhà ở một số vị trí như nhà bếp

Một số cách hóa giải đại kỵ khi đặt dầm nhà

Để hóa giải tình trạng dầm nhà phạm vào các điều kỵ, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng lớp trần giả để che đi dầm ngang phía trên: Bạn có thể lắp đặt một lớp trần giả để che đi dầm ngang phía trên, giúp làm giảm sự ám ảnh và tạo cảm giác thoải mái cho không gian sống.
  • Sơn các màu sắc sáng cho xà nhà: Sử dụng các màu sắc sáng như trắng, vàng nhạt, hoặc các tông màu nhạt khác để sơn cho xà nhà. Điều này giúp giảm bớt sát khí mà dầm nhà có thể gây ra và tạo ra một không gian ấm áp, tươi sáng.
  • Trang trí hệ thống bóng đèn tròn dưới dầm nhà: Bạn có thể trang trí thêm hệ thống bóng đèn tròn dưới dầm nhà để tạo ra dương khí lớn, giúp át đi sự tiêu cực của dầm và làm cho không gian trở nên sáng sủa, sinh động.
  • Sử dụng các đồ trang trí nhỏ xinh với màu sắc tươi sáng: Trang trí không gian xung quanh dầm nhà bằng các đồ trang trí nhỏ xinh, có màu sắc tươi sáng để giảm bớt ảnh hưởng không tốt của hệ dầm trong yếu tố phong thủy và tạo ra một không gian sống tràn ngập năng lượng tích cực.
Sử dụng các đồ trang trí nhỏ xinh với màu sắc tươi sáng
Sử dụng các đồ trang trí nhỏ xinh với màu sắc tươi sáng

Xem thêm:

Hy vọng với các thông tin trên đây bạn đã biết được dầm là gì, cách phân loại cũng như cách bố trí dầm trong xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại ở các bài viết tiếp theo. Nếu có bất kỳ vấn đề liên quan nào hãy liên hệ với chúng tôi qua website trungnguyendesign.vn hoặc hotline 0823.306.222 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0823.306.222
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon