Tầng trệt là gì? Cách phân biệt và lưu ý khi thiết kế tầng trệt

Tầng trệt hay còn gọi là tầng 1, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà ở. Đây là tầng đầu tiên được xem là nền móng cho toàn bộ ngôi nhà. Tầng trệt thường được sử dụng làm không gian sinh hoạt chung cho gia đình, cũng là nơi tiếp khách. Vậy tầng trệt là gì và có gì khác biệt so với tầng lầu, tầng lửng? Hãy cùng Trung Nguyên theo dõi bài viết bên dưới để giải đáp ngay nhé.

Tầng trệt là gì?

Tầng trệt là tầng đầu tiên của một ngôi nhà hoặc một công trình, có vị trí nằm ngay sát mặt đất. Các tầng tiếp theo sau tầng trệt sẽ được gọi là tầng 2, tầng 3,… Đối với một số công trình hoặc nhà riêng lẻ có thêm các tầng hầm bên dưới thường sẽ được kí hiệu là B với các thứ tự tăng dần theo chiều đi xuống tính từ tầng trệt như B1, B2,…

Tuy nhiên, ở một số nơi, đặc biệt là ở miền Bắc Việt Nam, tầng trệt thường được gọi là tầng 1, và tầng 1 sẽ được gọi là tầng 2. Miền Nam thì ngược lại, tầng trệt sẽ được giữ nguyên y như tên gọi và các tầng trên thì được gọi là lầu 1, lầu 2,…

Tầng trệt là tầng đầu tiên của ngôi nhà và nằm ngay sát mặt đất
Tầng trệt là tầng đầu tiên của ngôi nhà và nằm ngay sát mặt đất

Phân biệt tầng và lầu

Tầng và lầu là hai thuật ngữ dùng để chỉ các vị trí sàn khác nhau trong một công trình. Tuy nhiên, cách sử dụng hai từ này có thể khác nhau tùy theo khu vực và thói quen. Về cơ bản, “tầng” và “lầu” không có quá nhiều khác biệt. Cả hai đều dùng để chỉ các mức cao khác nhau trong một công trình và được phân chia bởi sàn nhà. Tuy nhiên, cách tính số tầng và cách gọi tên có thể khác nhau:

  • Với những công trình cao tầng: Tầng trệt được xem là tầng 1 và các tầng tiếp theo là tầng 2, 3, 4, 5,…
  • Trong trường hợp nhắc đến lầu: Thứ tự sẽ là trệt, lầu 1, lầu 2, lầu 3,…
  • Trong trường hợp nhắc đến tầng: Thì thứ tự tầng 1 sẽ là trệt, còn nếu gọi là lầu thì lầu 1 bây giờ sẽ là sẽ tầng 2.

Về cơ bản, “tầng” và “lầu” không có quá nhiều khác biệt, chỉ là cách gọi khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng chính xác, bạn cần lưu ý cách gọi phù hợp với khu vực bạn đang sinh sống.

Tầng và lầu có quy ước khác nhau tùy theo vùng miền
Tầng và lầu có quy ước khác nhau tùy theo vùng miền

Phân biệt tầng trệt và tầng lửng

Hiện nay còn khá nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm tầng trệt và tầng lửng vì tầng lửng thường nằm phía trên, cùng không gian với tầng trệt. Tuy nhiên, hai kiểu thiết kế này thật chất có một số điểm khác biệt rõ ràng như sau:

  • Tầng trệt: Là tầng đầu tiên của ngôi nhà và nằm ngay sát mặt đất. Tầng trệt thường có diện tích rộng rãi và có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ,… Không gian tầng trệt thường tạo cảm giác thoáng mát cho ngôi nhà và thường được áp dụng nhiều trong các công trình nhà ở, chung cư.
  • Tầng lửng: Vị trí của tầng lửng sẽ nằm cao hơn tầng trệt và thường được thiết kế ở vị trí tầng 1. Tầng lửng thường có diện tích nhỏ hơn tầng trệt và được sử dụng làm phòng thờ, phòng ngủ, phòng đọc sách, kho chứa đồ,… Trái ngược lại tầng trệt thì tầng lửng sẽ tạo cảm giác riêng tư cho không gian phòng và được áp dụng trong các ngôi nhà có diện tích nhỏ để tối ưu diện tích sử dụng.
Tầng trệt (bên trái) là tầng đầu tiên, nằm sát mặt đất của ngôi nhà, còn tầng lửng (bên phải) sẽ nằm cao hơn tầng trệt
Tầng trệt (bên trái) là tầng đầu tiên, nằm sát mặt đất của ngôi nhà, còn tầng lửng (bên phải) sẽ nằm cao hơn tầng trệt

Chiều cao hợp lý để xây dựng tầng trệt là bao nhiêu?

Chiều cao tầng trệt đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nhà cửa và có ảnh hưởng đến thẩm mỹ tổng quan, sự thông thoáng và tiện nghi cho ngôi nhà. Việc lựa chọn chiều cao phù hợp cần đảm bảo hài hòa với tổng thể kiến trúc và tuân theo quy định của địa phương.

Dưới đây là một số gợi ý về chiều cao tầng trệt lý tưởng khi thiết kế nhà:

  • Nhà có lộ giới rộng hơn 20m: Chiều cao tầng trệt tối đa 7m.
  • Nhà có lộ giới từ 7 – 12m: Chiều cao tầng trệt tối đa 5,8m.
  • Nhà có lộ giới dưới 5m: Chiều cao tầng trệt tối đa 3,8m.

Tuy nhiên, đây chỉ là mức chiều cao tham khảo và bạn cần phải linh hoạt điều chỉnh dựa trên thiết kế nhà, công năng sử dụng và quy định của địa phương. Nhưng thông thường thì chiều cao tầng trệt sẽ dao động từ 3,6m đến 4,5m. Đồng thời, bạn cũng nên ưu tiên chiều cao thông thủy (từ sàn đến trần thạch cao) từ 2,7m đến 3,2m.

Tầng trệt được tính toán, xây dựng theo chiều cao hợp lý
Tầng trệt được tính toán, xây dựng theo chiều cao hợp lý

Tầng trệt thường bao gồm những không gian nào?

Đối với nhà ở thông thường

Đối với nhà ở thông thường, tầng trệt đóng vai trò quan trọng trong ngôi nhà và thường được thiết kế là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt chính hàng ngày của gia đình. Tùy theo diện tích và nhu cầu sử dụng, tầng trệt có thể bao gồm các khu vực chức năng sau:

  • Phòng khách: Đây cũng là không gian chính trong ngôi nhà, là nơi diễn ra nhiều hoạt động từ sinh hoạt gia đình, sum họp gia đình, cho đến việc tiếp đón khách. Vì thế mà phòng khách được bố trí những mẫu nội thất như sofa, ghế êm ái, tivi,…
  • Nhà bếp: Đây là khu vực nấu nướng và đôi khi cũng tích hợp với phòng ăn. Đối với phòng chức năng này, bạn có thể linh hoạt trang bị đầy đủ các loại vật dùng bếp như tủ lạnh, lò nướng, quầy bar, đảo bếp hoặc bàn ăn nhỏ.
  • Phòng ăn: Đây sẽ là một khu vực dành cho các hộ gia đình có thể quây quần bên nhau và thưởng thức những bữa ăn ngon miệng. Phòng ăn có thể được thiết kế riêng biệt hoặc liên thông với nhà bếp tùy vào không gian và thiết kế của ngôi nhà.
  • Phòng tắm/WC: Đây được coi là công trình phụ, phục vụ nhu cầu vệ sinh cá nhân cho cả gia đình lẫn khách. Thông thường trong một ngôi nhà, thì bạn phải có ít nhất là 1 phòng tắm hoặc 1 nhà vệ sinh được bố trí ở tầng trệt, gần khu vực phòng khách để tiện cho việc sinh hoạt chung.
  • Sảnh đón hoặc hành lang: Đây là không gian dành cho các thành viên trong gia đình hoặc khách đến chơi nhà để giày dép, treo áo khoác,… Không gian này thường được thiết kế nằm ngay khi bước vào cửa chính, ngoài ra bạn cũng có thể đặt 1 bàn trang trí nhỏ ở đây để tiện cho việc để đồ.
  • Gara: Gara thường được tích hợp ngay trong nhà và sắp xếp nằm ngay tầng trệt để thuận tiện cho việc di chuyển xe cộ.

Ngoài ra, tầng trệt còn có thể bố trí thêm các phòng làm việc, phòng giặt, khu vui chơi trẻ em, phòng tập thể dục, phòng ngủ phụ,… tùy theo nhu cầu và sở thích của gia đình.

Tầng trệt có thể được dùng cho nhiều chức năng khác nhau, phổ biến nhất là làm phòng khách
Tầng trệt có thể được dùng cho nhiều chức năng khác nhau, phổ biến nhất là làm phòng khách

Đối với các tòa nhà thương mại, dịch vụ

Tầng trệt của một tòa nhà có vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng đầu tiên và cung cấp nhiều tiện ích cho người sử dụng. Tùy theo mục đích sử dụng của tòa nhà, tầng trệt có thể được bố trí các khu vực chức năng như:

  • Lối vào và sảnh đón: Đây là khu vực đầu tiên của tòa nhà, là nơi mà khách hàng sẽ bước vào đầu tiên. Vì thế mà các lối vào và sảnh đón mà bạn thường thấy sẽ thường được thiết kế rộng rãi, thu hút nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho khách.
  • Quầy tiếp tân: Đây là nơi tiếp nhận khách, cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng trong các tòa nhà văn phòng, khách sạn.
  • Khu vực thương mại: Các cửa hàng, nhà hàng, quán cà phê phục vụ nhu cầu mua sắm, ăn uống có thể được cân nhắc để đặt tại tầng trệt nhằm đem lại sự tiện lợi hơn cho cho khách hàng và người qua lại
  • Khu vực chờ: Đây là phòng thường thấy trong các tòa nhà văn phòng, dịch vụ, được thiết kế dành cho khách hàng ngồi chờ trong lúc đợi gặp nhân viên hoặc đợi khám.
  • Phòng hội nghị hoặc hội thảo: Đôi khi tầng trệt của một tòa nhà cũng có thể được dùng để bố trí làm phòng hội nghị, hội thảo dùng để tổ chức các cuộc họp, hội thảo, sự kiện.
  • Khu vực an ninh: Tầng trệt có được dùng với mục đích là làm một trạm bảo vệ, hoặc là khu vực giám sát đảm bảo an ninh cho tòa nhà.
  • Các dịch vụ tiện ích khác: Ngoài ra, tầng trệt cũng có thể được linh hoạt để bố trí các phòng tập gym, phòng giặt là, khu vực thư giãn cho cư dân hoặc nhân viên.

Tổng kết lại, việc thiết kế cụ thể các khu vực chức năng ở tầng trệt sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng của tòa nhà, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng và mang đến sự tiện lợi cho người dùng.

Tầng trệt trong tòa nhà thương mại có thể dùng để làm quầy tiếp tân hoặc khu vực chờ
Tầng trệt trong tòa nhà thương mại có thể dùng để làm quầy tiếp tân hoặc khu vực chờ

Một số lưu ý khi thiết kế tầng trệt

Thiết kế tầng trệt đẹp mắt và tiện nghi là mong muốn của mọi gia chủ. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu và sở thích đa dạng, bạn cần linh hoạt điều chỉnh thiết kế cho phù hợp. Để sở hữu không gian tầng trệt hoàn hảo, bạn nên lưu ý:

  • Chiều cao tầng trệt: Chiều cao của tầng trệt sẽ có thể ảnh hưởng đến bố trí nội thất và không gian sinh hoạt chung của gia đình. Vì thế, tốt nhất bạn nên tham khảo quy định địa phương và đảm bảo sự cân bằng giữa thẩm mỹ và công năng khi thiết kế tầng trệt.
  • Sắp xếp nội thất khoa học: Việc sắp xếp nội thất hợp lý sẽ giúp tạo sự cân bằng và hài hòa cho không gian nhà cửa.
  • Tận dụng ánh sáng tự nhiên: Vì tầng trệt là tầng thấp nhất của ngôi nên thế sẽ thường thiếu ánh sáng và có cảm giác bí bách. Do vậy mà bạn nên sử dụng nhiều ánh sáng tự nhiên hơn giúp không gian thêm sáng sủa và thông thoáng. Bố trí các hệ cửa kính lớn, giếng trời hoặc ô thông tầng để đón ánh sáng.
  • Bố trí vị trí cửa chính phù hợp: Phòng khách đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngôi nhà, là nơi sinh hoạt chung, sum họp gia đình và tiếp đón khách. Do đó, việc thiết kế và bài trí phòng khách cần đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, tiện nghi và đặc biệt, phải hợp phong thủy để mang lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.
  • Kích thước cửa: Cửa ra vào và cửa sổ đóng vai trò quan trọng trong tổng thể kiến trúc của ngôi nhà. Do đó, việc lựa chọn kích thước cửa phù hợp sẽ góp phần tạo nên sự cân đối và hài hòa cho không gian sống. Cửa quá lớn hoặc quá nhỏ so với tổng thể ngôi nhà sẽ gây mất cân bằng về mặt thẩm mỹ. Do vậy, khi lựa chọn kích thước cửa, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như diện tích nhà, phong cách kiến trúc, vị trí lắp đặt,… để đảm bảo sự hài hòa cho tổng thể.
Lưu ý khi thiết kế tầng trệt
Lưu ý khi thiết kế tầng trệt

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Tầng trệt tiếng Anh là gì?

Đối với một số khu vực châu Âu, cụ thể là Pháp thì tầng trệt tiếng anh sẽ được gọi là Ground Floor – là tầng được tính là tầng số 0 hoặc có thể không được đánh số, nằm ngay sát trên mặt đất. Các tầng tiếp theo thì mới được tính lên tiếp là tầng 1, tầng 2,…

Còn ở các khu vực như Mỹ và một số chỗ ở Canada thì tầng trệt tiếng Anh lại được gọi là First Floor. Tầng trệt ở các khu vực này được xem như là tầng đầu tiên và được đánh số là 1. Tiếp theo đó các tầng trên sẽ là tầng 2 (2nd floor), tầng 3 (3rd floor),… và tầng bên dưới tầng trệt được gọi là tầng hầm – Basement (kí hiệu là B).

Tầng trệt rộng bao nhiêu là phù hợp?

Chiều rộng tầng trệt sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố chính là số phòng chức năng và diện tích đất xây dựng.

  • Số phòng chức năng: Một ngôi nhà hoặc tòa nhà mà càng có nhiều phòng chức năng thì bạn cần càng nhiều diện tích. Ví dụ, nếu muốn có phòng khách, phòng bếp, phòng ăn riêng biệt, bạn cần tầng trệt rộng hơn so với chỉ cần một phòng khách kết hợp bếp.
  • Diện tích đất xây dựng: Diện tích xây dựng càng lớn, bạn càng có nhiều tự do lựa chọn chiều rộng tầng trệt. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo tỷ lệ hài hòa giữa các tầng và tổng thể ngôi nhà.

Trong xây dựng, tầng trệt được gọi như thế nào?

Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc nhà đầu tư hay chủ sở hữu phải sử dụng cách gọi tầng thống nhất. Tuy nhiên, bản vẽ thiết kế cần thể hiện rõ ràng để người đọc hiểu được quy mô và vị trí từng tầng.

Trong ngành kiến trúc và xây dựng, thay vì gọi là “tầng trệt” thì người ta thường có xu hướng gọi là “trệt” hoặc “nền trệt”. Cách dùng từ này sẽ phù hợp với định nghĩa phân chia tầng theo từng chữ hơn.

Việc sử dụng từ “lầu” hay “tầng” cũng tùy thuộc vào thói quen vùng miền. Tuy nhiên vẫn cần thống nhất cách gọi xuyên suốt trong toàn bộ dự án (bao gồm văn bản và bản vẽ) để tránh nhầm lẫn trong quá trình thi công.

Xem thêm:

Trên đây là bài viết giới thiệu về tầng trệt, cách phân biệt tầng trệt với tầng lửng,… Cảm ơn bạn vì đã theo dõi và đừng quên rằng hãy liên hệ với chúng tôi qua website trungnguyendesign.vn hoặc hotline 0823.306.222 để được hỗ trợ nhanh nhất. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0823.306.222
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon